di tích văn hóa

Từng được các nhà khoa học đánh giá là “di tích siêu quý hiếm của Hà Nội thời kỳ tiền Hùng Vương và Hùng Vương”, tuy nhiên hiện nay rất nhiều người băn khoăn về hiện trạng di chỉ khảo cổ Vườn Chuối khi khu vực này đang không được bảo tồn và còn có nguy cơ biến mất. Ghi nhận của phóng viên THQHVN ở xã Kim Chung, huyện Hoài Đức.

1 phút

Trong quá trình đô thị hóa, nhiều địa phương đã và đang làm mai một, bê tông hóa các di tích lịch sử. Thực tế này đã khiến những chuyên gia, nhà nghiên cứu phản đối gay gắt. Chính vì vậy, việc chính quyền Đà Nẵng giữ lại Khu di tích đồi Trung Sơn ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang là một tín hiệu đáng mừng đối với câu chuyện bảo vệ, tôn tạo di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn thành phố ven sông.

1 phút

Di tích Văn hóa khảo cổ Sa Huỳnh có nhiều giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học và đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định 1649 tháng 12/2022. Tỉnh Quảng Ngãi chủ động nghiên cứu xây dựng hồ sơ di sản thế giới đối với Di tích văn hóa khảo cổ Sa Huỳnh để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

1 phút

Nghề gốm truyền thống được hình thành lâu đời trên đất Bình Dương. Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, khi những lưu dân người Hoa đến Bình Dương an cư lạc nghiệp và họ mang theo nghề gốm, rồi dần dần lập nên những lò gốm ở một số địa phương. Trong đó, Lò Lu Đại Hưng là lò gốm lâu đời nhất ở TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương với hơn 180 năm tuổi.

Ma nhai Ngũ Hành Sơn được xem là bộ sử của Phật giáo Đàng Trong, bắt đầu với tấm bia chữ Hán có niên đại Nhâm Tuất 1622 thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Hầu hết có tuổi đời lớn là 400 năm, ít nhất cũng hơn 100 năm. Tuy nhiên, trước khi được tìm thấy và công nhận, ma nhai cũng đã bị tổn thương.

Phần lớn các di tích văn hóa ở nước ta đều được làm từ chất liệu gỗ, trải qua chiều dài lịch sử, do điều kiện thời tiết, khí hậu nóng ẩm nên các di tích thường xuống cấp nhanh chóng.

Những người dân làng sống ở miền trung Thái Lan đã kêu gọi chính quyền xem xét chuyển hướng nước lũ để cứu các di tích lịch sử.

Di tích ở nước ta đa dạng về loại hình, như: đình, đền, chùa, miếu mạo, thành quách, lăng mộ, đền tháp, cung điện, nhà cổ; di tích cách mạng kháng chiến... Mỗi di tích đều gắn liền với những câu chuyện lịch sử khác nhau, song tựu chung đều là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của người dân nước Việt.