Một miền quê Quảng Bình thờ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như Thành hoàng

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/2014 - 1/1/2024), Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu vài thông tin 'ít biết' về vị Đại tướng có nhiều đóng góp cho Cách mạng Việt Nam.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là 1 trong số 20 đại biểu quân nhân của cả nước. Ông còn là 1 trong 5 Ủy viên Hội đồng Quốc phòng gồm 9 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu do Quốc hội khóa II bầu ra: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Thượng tướng Chu Văn Tấn, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn… 

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh công tác tại Liên Xô - 1960.
Ảnh: Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Ngày 8/5/1960, người dân khu giới tuyến Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Bình) đã tham gia bầu cử Quốc hội khóa II với tỷ lệ 99,51%. Nhân dân đã lựa chọn 3 đại biểu vào Quốc hội là: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ông Hoàng Đức Sản và ông Hồ Tơ. 

Triển lãm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo tài năng, đức độ.
Ảnh: Khải Đăng.

Là đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Bình, ông sống giản dị, trọng ân tình và nặng lòng trắc ẩn. Trong sách “Tổng tập Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”, tác giả Đặng Ngọc Tuân, một người dân huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, quê hương lá cờ đầu hợp tác xã Đại Phong - luồng gió mới trên những cánh đồng miền Bắc do Đại tướng Nguyễn Chí Thanh khởi xướng - cho biết:  “Ba tôi kể rằng, lúc ấy, dân làng chẳng biết ông là Đại tướng, vì lúc nào ông cũng một bộ nâu sồng, quần xắn đầu gối, lội ruộng. Làng tôi có một bà Chuyết bị bệnh hủi, sống một mình cô quạnh. Có lần, đêm đi công việc về, thương ông, người phục vụ nấu cho ông bát cháo gà, ông bảo bưng sang cho bà ấy. Bà Chuyết đưa bàn tay đã rơi rụng đầu ngón đón bát cháo mà nước mắt chan hòa”. 

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cấy lúa cùng bà con nông dân. Ảnh: Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Cánh đồng chiêm trũng Đại Phong, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trước đây chỉ cấy được 1 vụ trong năm. Khi xây dựng mô hình hợp tác xã, người dân Đại Phong chuyển làm nông nghiệp theo hướng đa canh, đa ngành. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã trực tiếp về Đại Phong chỉ đạo phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Ông trực tiếp xắn quần lội ruộng, kiểm tra thợ cày có cày bừa kỹ không rồi tự tay cấy mạ xuống ruộng, cùng bà con ăn cơm ngay tại bờ ruộng. Từ hợp tác xã Đại Phong, các địa phương trong cả nước đã nô nức thi đua tiến kịp và vượt Đại Phong, trong đó nổi bật có hợp tác xã Tòng Bạt, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội).

Không gian triển lãm kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự (Hà Nội).
Ảnh: Khải Đăng.

 

Vẫn theo chia sẻ của tác giả Đặng Ngọc Tuân, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh rất yêu văn chương, hò Huế, hò khoan Lệ Thủy. Thời đi khai hoang ở Bến Tiến, để tiết kiệm thời gian, dân làng chèo đò đi cả đêm để sáng ra là đến nơi. Người chèo thay ca nhau để ngủ. Ông cũng tranh lấy chèo, quẫy nước điệu nghệ, cất tiếng hò khoan “Muối ba năm muối đang còn mặn; Gừng chín tháng gừng hãy còn cay; Đôi ta tình nghĩa bấy rày; Dù có xa nhau chăng nữa; Ba vạn sáu ngàn ngày cũng nỏ xa”…

Tượng thờ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại đình làng Đại Phong - Quảng Bình.
Ảnh: Tư liệu Đặng Ngọc Tuân. 

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời đột ngột ngày 6/7/1967. Tưởng nhớ đến ông, nhân dân Đại Phong thờ ông như Thành hoàng làng. Một cụ già người địa phương đã nói: “Thành hoàng là người có công với dân làng được tôn thờ. Người đó có thể là thiên thần và cũng có thể là nhân thần. Đại tướng có công với chúng tôi thì chúng tôi thờ ông” (Nguyễn Chí Thanh tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021)./.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/2014 - 1/1/2024), Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu vài thông tin 'ít biết' về vị Đại tướng có nhiều đóng góp cho Cách mạng Việt Nam.

2 phút

2 phút

Triển lãm “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo tài năng đức độ” được Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (chi nhánh Hà Nội) giới thiệu đến công chúng vào chiều 26/12. Đây là hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 – 01/01/2024).

1 phút

1 phút

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp khai mạc không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại”.

2 phút

2 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0