78 năm ngày Bầu cử Quốc hội khoá I (06/01/1946 - 06/01/2024): Tổng tuyển cử là nắm trong tay tương lai của mình

Ngày 6/1/1946, cử tri nước ta nô nức tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội. Nhiệm kỳ Quốc hội khoá I (1946 - 1960) gồm 333 đại biểu được nhân dân lựa chọn bằng lá phiếu dân chủ thông qua Tổng tuyển cử đã tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền với bản Hiến pháp 1946 lịch sử. Sau 78 năm nhìn lại, THQHVN trân trọng giới thiệu hồi ức của một số đại biểu Quốc hội cả 3 miền Bắc - Trung - Nam về “Cái thuở ban đầu dân quốc ấy/ Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên" (Nhà thơ Xuân Diệu - đại biểu Quốc hội Khóa I tỉnh Hải Dương).

Trong hồi ký của mình, Bộ trưởng Vũ Đình Hoè (1912 - 2011), Đại biểu Quốc hội Khóa I của Thủ đô Hà Nội, đã dẫn tư liệu nhà sử học người Pháp, Philippe deVillers, hỏi một người Châu Âu cảm tưởng về cuộc Tổng tuyển cử 6/1/1946 ở Việt Nam mà ông đã chứng kiến. Người Châu Âu này trả lời: “Tuyệt vời, ở các nước Châu Âu, tranh cử bao giờ cũng quyết liệt, lại còn tiến hành bằng tiền bạc. Ở đây, tôi chỉ thấy cảnh đẹp đẽ, vui vẻ, trẻ trung. Nhân dân Việt Nam nắm trong tay tương lai của mình bởi cuộc Tổng tuyển cử thắng lợi". 

ĐBQH Vũ Đình Hoè (1912 - 2011). Ảnh: Tư liệu gia đình.

Nhà báo Đỗ Đức Dục (1915 - 1993) - đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) - tròn 30 năm sau đó (1976) đã kể lại không khí ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: “Ôi, ngày hội lớn đó làm sao quên được trong một đời người! Không bút nào tả xiết không khí hân hoan tràn ngập, sôi sục ở Thủ đô Hà Nội, ở những làng những huyện trên đất Hà Đông là những nơi các ứng cử viên về gặp gỡ đồng bào trong cuộc vận động tuyển cử…. Và cuộc vận động tuyển cử là cơn gió xoáy thốc vào, thay đổi cả bầu không khí kín bưng, trì trệ của thôn xóm… Có nơi, cả những lá cờ đại cúng thần thuở trước cũng được dân làng trịnh trọng treo cao mang lại cái không khí thiêng liêng cổ kính cho ngày hội mới”. 

ĐBQH Đỗ Đức Dục (1915 - 1993). Ảnh: Tư liệu gia đình.

Không chỉ có những ứng cử viên hoạt động trong nước, các chiến sĩ hải ngoại Lê Tùng Sơn, Trương Trung Phụng, Bồ Xuân Luật cũng hăng hái tham gia vào cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên này. Là một chiến sĩ lão thành hoạt động nhiều năm từ hải ngoại về nước, ông Hồ Đức Thành (1913 - 2011) - đại biểu Quốc hội Khóa I tỉnh Nam Định - nhớ lại:

ĐBQH Hồ Đức Thành (1913 - 2011), thứ 2 từ trái sang. Ảnh: Tư liệu gia đình.

"Trước ngày bầu cử khoảng một tháng, đoàn ứng cử viên về tỉnh Nam Định để tiếp xúc với đồng bào các huyện Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh… Đoàn đến đâu cũng được cán bộ và nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh, làm cho ai nấy đều phấn khởi và cảm động. Hỏi ra mới biết anh em địa phương có sáng kiến làm ra những bài vè in thành nhiều bản, ghép tên các ứng viên thành liên danh ứng cử để đồng bào dễ nhớ trong khi bỏ phiếu, tập trung phiếu. Thí dụ: "Hồ Đức Thành hải ngoại mới về nước"...

ĐBQH Nguyễn Thành Lê (1920 - 2006). Ảnh: Tư liệu gia đình.

Nhà báo Nguyễn Thành Lê (1920 - 2006) - đại biểu Quốc hội Khóa I tỉnh Thái Bình - chia sẻ: 
Thành phần ứng cử viên của tỉnh Thái Bình chúng tôi gồm có: 
- Các nhà lão thành cách mạng: Nguyễn Văn Năng, Phan Tư Nghĩa, Lê Tùng Sơn, Bùi Đăng Chi.
- Nhà văn hoá: Hoàng Đạo Thuý, Đỗ Hữu Dư.
- Nhà kinh doanh: Nguyễn Đức Tiến.
- Nguyễn Hữu Phiếm, Nguyễn Thành Lê là các đại biểu còn khá trẻ". 

ĐBQH Ngô Thị Huệ (1918 - 2022). Ảnh: Quang Định.

Là 1 trong 10 nữ đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên, bà Ngô Thị Huệ (1918 - 2022), đại biểu Quốc hội Khóa I,  được cử tri tỉnh Bạc Liêu tín nhiệm. Bà từng kể: “Đồng bào đã dành cho tôi những tình cảm đặc biệt. Tôi nhớ mãi những hình ảnh của những bà mẹ buôn gánh bán bưng ngoài chợ đã viết tên tôi lên những tấm lá chuối hay giấy gói hàng chuyển cho người khác. Những bà mẹ cổ động mọi người bỏ phiếu cho tôi bằng những dòng chữ nguệch ngoạc. Làm sao tôi có thể quên". 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các ĐBQH Thủ đô ra mắt nhân dân (1946). Ảnh: Nguyễn Bá Khoản.

 Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước đã bầu được 333 đại biểu vào Quốc hội. Đại biểu Quốc hội Vũ Đình Hoè (1912 - 2011) đã thống kê về tuổi tác như sau: “Đại biểu từ 18 đến 25 tuổi chiếm 7%; Đại biểu từ 26 đến 40 tuổi chiếm 70%; Đại biểu từ 41 đến 50 tuổi chiếm 18%; Đại biểu từ 51 đến 70 tuổi chiếm 5%. Đây thực sự là một cơ cấu đại biểu Quốc hội rất trẻ, đầy sinh lực và nhiệt tình"./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0