Kiều Mai Sơn

Năm 2022, một quảng trường tại thành phố Toulouse đã được đặt tên Geneviève de Galard - nữ tù binh người Pháp duy nhất tại chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

3 phút

Ngày 8/5/1954, Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc. Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng nói với Trưởng đoàn Pháp - Ngoại trưởng Georges Bidault: Các ông nói Việt Minh là "những con ma". Hôm nay, "những con ma" ấy đứng trước các ông đây.

3 phút

Xin trân trọng chia sẻ với đồng bào về những hình ảnh ấn tượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mỗi lần tới Điện Biên Phủ trong 50 năm.

2 phút

Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Vũ Lăng - Tư lệnh Quân đoàn 3, Thiếu tướng Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 là 3 trong 4 Tư lệnh Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975) từng là 3 Trung đoàn trưởng giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

2 phút

“Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ”, cố Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nguyễn Minh Tiến - một trong hai thành viên bảo vệ Hội nghị Genève 1954 - từng kể về hoạt động bảo vệ phái đoàn nước ta tham dự hội nghị.

2 phút

“Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn”, Thiếu tướng Hồ Phương, từng là chiến sỹ của Sư đoàn 308 kể chuyện ít biết về phép “độn thổ” của chiến sỹ Điện Biên.

2 phút

Ngôi nhà số 47 phố Trần Nhân Tông, số 4 phố Hàng Rươi, số 16 phố Cầu Gỗ, số 90 phố Thợ Nhuộm… là những địa chỉ ở Hà Nội lưu dấu Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 6/9/1931) trong thời gian đồng chí chuẩn bị viết bản Luận cương Chính trị lịch sử. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, Truyền hình Quốc hội Việt Nam kính mời bạn đọc về Thủ đô cùng ghé thăm những địa chỉ lịch sử này!

2 phút

Người có công đầu trong việc chính thức định lệ ngày quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm là Tuần phủ Lê Trung Ngọc (1867 - 1928).

2 phút

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật. Lần đầu tiên tác giả là người nước ngoài có tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật, nghiên cứu về Việt Nam sẽ được đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh", “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.

3 phút

"Lúc đó, tôi đang rất sốt ruột vì địch ra phản kích" - Tiểu đoàn trưởng pháo binh 632 Hồ Đệ (sau này là thiếu tướng Hồ Đệ) từng kể về thời khắc quân Pháp phản kích mạnh hòng tái chiếm đồi Độc Lập ngày 15/3/1954 trong khi lệnh trên chưa tới.

2 phút

Ngày 17/3/1954, nghe xong tiếng loa binh vận, binh sĩ thuộc 2 đại đội của Tiểu đoàn Thái số 3 phòng thủ cứ điểm đồi Bản Kéo - quân Pháp gọi là Anne Marie - đồng loạt ra hàng. Không tốn 1 viên đạn, Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn đã xóa sổ cứ điểm cuối cùng của Phân khu Bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

3 phút

Đây là trận đánh thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ, diễn ra từ đêm 14/3 đến rạng sáng 15/3/1954. Cứ điểm đồi Độc Lập - người Pháp gọi là Gabrielle - nằm trên một quả đồi riêng rẽ không một bóng cây, dày đặc đường hào, ụ súng. Người Pháp gọi nó là "tàu phóng ngư lôi".

2 phút

Him Lam - hay còn có tên Béatrice - là “cánh cổng thép” của quân viễn chinh Pháp án ngữ đường 41 từ Tuần Giáo vào Điện Biên. Với hầm sâu được đào, công sự kiên cố được lập, người Pháp cho rằng Him Lam là pháo đài bất khả xâm phạm.

3 phút

Ba bà Nguyễn Thị Trường Thịnh, Hoàng Thị Uyển, bà vợ ông Nguyễn Văn Nhung, sống dưới thời Pháp thuộc đầu thế kỷ XX, bằng công việc từ thiện của mình, đã khiến Phủ Toàn quyền phải đưa tên vào cuốn “Hoàng gia và Chức sắc Đông Dương” (Souverains et notabilites d'Indochine) xuất bản năm 1943. Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, THQHVN xin giới thiệu chân dung 3 bà có tên và ảnh trong sách danh nhân Đông Dương (1943) với thông điệp: Người làm việc từ thiện hay việc nghĩa, ở thời nào cũng vậy, đều được xã hội trân trọng.

2 phút

“Tân vương yến ẩm với các phi tần đến hết tháng. Đêm nào cũng đốt pháo bông trước các cung điện của các bà phi, các quan thị cũng nhập bọn với phường hát, phường múa để làm trò cho vui” - Daniel Tavernier - sĩ quan làm việc trên tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan, khi đó có mặt tại kinh thành Thăng Long, đã ghi chép lại hành trình du xuân của vua Lê Thần Tông như vậy. Đầu xuân Giáp Thìn (2024), THQHVN trân trọng giới thiệu cuộc du xuân của vua Lê Thần Tông đến bạn đọc.

3 phút

Nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, chúng tôi nhớ đến một thế hệ những bác sĩ - lương y với tấm gương từ mẫu như GS Hồ Đắc Di, GS Hoàng Tích Trí, GS Phạm Ngọc Thạch, GS Đặng Văn Ngữ, GS Đặng Vũ Hỷ…; và GS.BS Trần Hữu Tước (13/10/1913 - 23/10/1983) - Đại biểu Quốc hội khóa II, III, IV là một trong số đó. Con gái GS Trần Hữu Tước - bác sĩ Trần Tố Dung từng chia sẻ, nhân ngày sinh nhật tròn 20 tuổi của mình, cô được cha tâm sự: “Hạnh phúc thật ra, con nhớ lấy, phải tự mình làm nên, nhường chia vì người khác, ta sẽ càng đầy đủ!”.

3 phút

Cụ Nguyễn Ngọc Đàm, sinh năm 1922, nguyên Phó Tư lệnh đặc khu Quảng Ninh năm 1979, chia sẻ với THQHVN câu chuyện chiến tranh biên giới.

3 phút

“Sách ảnh “Những ký ức còn lại” của cố nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Duy Kiên mang đầy hơi thở nhân văn như lưu giữ một Hà Nội xưa yêu dấu, hồn hậu mà thanh tao. Hình ảnh về xứ sở của cội nguồn văn hóa và lòng quả cảm được ra mắt bạn đọc sau bao năm tháng dài ngủ trong quên lãng”.

1 phút

“Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam uống trà” chính là tên của một chương trong cuốn sách “Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Paris” của hai nhà ngoại giao kỳ cựu Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ. Kỷ niệm 51 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973 - 27/1/2024), Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung này.

2 phút

Đúng ngày này 51 năm trước, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Để đi đến thắng lợi này, vai trò quan trọng thuộc về Trưởng đoàn đàm phán của 2 Chính phủ: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; đồng thời là dấu ấn của cố vấn đặc biệt của phái đoàn. Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu chân dung 3 trưởng đoàn và 1 cố vấn đặc biệt tham gia hội nghị.

3 phút

Ngày 6/1/1946, cử tri nước ta nô nức tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội. Nhiệm kỳ Quốc hội khoá I (1946 - 1960) gồm 333 đại biểu được nhân dân lựa chọn bằng lá phiếu dân chủ thông qua Tổng tuyển cử đã tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền với bản Hiến pháp 1946 lịch sử. Sau 78 năm nhìn lại, THQHVN trân trọng giới thiệu hồi ức của một số đại biểu Quốc hội cả 3 miền Bắc - Trung - Nam về “Cái thuở ban đầu dân quốc ấy/ Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên" (Nhà thơ Xuân Diệu - đại biểu Quốc hội Khóa I tỉnh Hải Dương).

2 phút

Những ngày này 78 năm trước, để thực hiện quyền bầu cử, tại nhiều tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nhiều người dân đã ngã xuống trước họng súng thực dân Pháp với tấm thẻ cử tri trên tay. Những “lá phiếu máu” đã đi vào lịch sử.

3 phút

Hôm nay, ngày 15/11/2023, tròn 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) tác giả bài Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca của nước ta. Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu quá trình Quốc hội lựa chọn Quốc kỳ và Quốc ca trong 2 kỳ họp năm 1946.

3 phút

Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào (16/8/1945), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chọn bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) làm Quốc ca.

3 phút

Đây là một nội dung có nhiều tranh luận trên diễn đàn Quốc hội 1946. Một số đại biểu nam giới đã không đồng ý với phạm vi “mọi phương diện” khi cho rằng “phụ nữ không thể như nam giới được”.

2 phút

Ngày 17/10, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thuỵ.

1 phút

Hoạt động trong kháng chiến chống Pháp của Ban nghiên cứu Không quân trực thuộc Bộ Tổng tham mưu - cơ quan tiền thân của Quân chủng Phòng không Không quân ngày nay - còn ít được biết đến.

2 phút

Kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu tấm gương Doanh nhân yêu nước Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980). 

3 phút

Ngày 10/10/1954, trong đoàn cán bộ chiến sĩ “trùng trùng quân đi như sóng” từ 5 cửa ô vào nội thành được nhân dân Thủ đô hân hoan đón mừng, Đại biểu Quốc hội khóa I của Hà Nội, bác sĩ Trần Duy Hưng cùng Chủ tịch Ủy ban Quân chính, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ tiến vào tiếp quản Hà Nội.

2 phút

“Công lao đóng góp cho Tổ quốc và Quốc hội của Đại tướng thật to lớn, ông lại luôn xem Quốc hội là chốn đi về” - Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin dẫn lời của nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão về Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân 10 năm ngày mất của Đại tướng (4/10/2013 - 4/10/2023).

2 phút

Trong 21 năm làm Chủ tịch Quốc hội (1960 – 1981) và sau này làm Cố vấn BCH Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh (9/2/1907 – 30/9/1988) luôn cổ vũ Quốc hội đổi mới. Đúng tròn 35 năm ngày đồng chí Trường Chinh đi xa, THQHVN xin được điểm lại một vài đóng góp của đồng chí với hoạt động đổi mới của Quốc hội.

2 phút

Đồng chí Trường Chinh (9/2/1907 - 30/9/1988) giữ vị trí Chủ tịch Quốc hội 21 năm liên tục (1960 - 1981), là lãnh đạo Quốc hội có thâm niên lâu nhất từ trước tới nay. Nhân kỷ niệm 35 năm ngày mất của ông, THQHVN xin chia sẻ về những đóng góp của ông ở những bản Hiến pháp lịch sử: 1946, 1959 và 1980.

3 phút

Sách “Đi tìm thung lũng MiG” của tác giả Phạm Phú Thái (Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) gồm 5 chương với 586 trang nội dung do NXB Thông tin Truyền thông ấn hành. Lễ ra mắt sách được tổ chức sáng 9/9 tại Hà Nội.

2 phút

Ngày 2/9/1945, những dòng người từ khắp các ngả đã kéo về vườn hoa Ba Đình, hàng ngũ chỉnh tề chờ đón Chính phủ lâm thời ra mắt. Hôm đó, mọi người đều thấy mình cần phải có mặt trong ngày hội lớn đầu tiên của đất nước. Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu tóm lược nội dung bài tường thuật của nhà báo Hồng Hà (1928 - 2011) - nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, khi đó là phóng viên báo Cứu quốc về quang cảnh Ngày Độc lập 78 năm về trước.

2 phút

Đại tá Hoàng Long Xuyên nhân chứng cuối cùng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã từ trần vào hồi 11 giờ, ngày 27/8/2023 (tức ngày 12/7 năm Quý Mão) hưởng thọ 107 tuổi tại nhà riêng (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

2 phút

“...Tôi lo lắng ngồi trong phòng chờ đợi. Tôi đang hình dung những người cách mạng hùng hổ vác súng vào áp giải tôi đi... thì cửa phòng mở. Trước mặt tôi là bốn cô tiểu thư quần trắng áo dài bước vào phòng. Tôi bàng hoàng cả người. Xưa nay trong trại lính không bao giờ có bóng dáng đàn bà con gái. Mà lại là con gái “lá ngọc cành vàng” như thế này... Trong chốc lát, nỗi lo lắng của tôi tiêu tan - Cách mạng thân mật như thế này sao?...”.

2 phút

Quốc dân Đại hội Tân Trào đã thông qua chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh và bầu ra Ủy ban Giải phóng Dân tộc (15 thành viên) - tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Quốc dân Đại hội Tân Trào (16 và 17/8/1945) được các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá mang ý nghĩa tiền thân của Quốc hội Việt Nam.

2 phút

Từ ngày 27/2 đến ngày 8/3/1959, nhận lời mời của Tổng thống Sukarno, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn lãnh đạo Việt Nam lên đường đi thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Indonesia. Tham gia đoàn có Phó Thủ tướng Phạm Hùng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng - Chánh Văn phòng Phủ Chủ tịch Phan Mỹ, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Vũ Đình Huỳnh...

1 phút

Năm 1959, qua hai chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Indonesia và Tổng thống Sukarno (tên khai sinh là Kusno Sosrodihardjo, là Tổng thống Indonesia đầu tiên) đến Việt Nam đã thể hiện tình cảm sâu nặng và đặc biệt hiếm thấy của 2 vị nguyên thủ quốc gia trong khu vực Đông Nam Á dành cho nhau.

2 phút

Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Đức Song, Đại biểu Quốc hội khoá II, đã từ trần hồi 14 giờ 45 phút ngày 29/7/2023, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 90 tuổi.

2 phút

Trong căn phòng nhỏ trên đường Đồng Nai, phường 15, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, lật giở những trang hồ sơ tư liệu về người cha là liệt sĩ - đại biểu Quốc hội khoá I Kiều Tấn Lập (1917 - 1947), bà Kiều Quốc Túy bồi hồi nhớ về người cha đã hy sinh thân mình cho độc lập, tự do của Tổ Quốc hơn 70 năm trước.

2 phút

Qua đời ngày 17/7/1997 khi đương là Phó Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, ông Phùng Văn Tửu đã gắn bó cuộc đời với công tác pháp luật. Sinh thời, ông tâm niệm, phải có tư duy pháp lý mới để tiếp cận những vấn đề mà cuộc sống đặt ra.

2 phút

Nghị quyết số 10-NQ/TW - thường gọi tắt là “Khoán 10” về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp ở nước ta - có dấu ấn quan trọng của ông Lê Phước Thọ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Đại biểu Quốc hội khoá VIII (1987 - 1992), người vừa qua đời ngày 6/7, hưởng thọ 97 tuổi.

2 phút

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Lê Phước Thọ - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, từ trần tại nhà riêng (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) vào sáng 6/7, hưởng thọ 96 tuổi.

2 phút

Hồi 11h55 ngày 28/6, nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Công Vượng đã qua đời tại nhà riêng (phường Yết Kiêu, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), hưởng thọ 90 tuổi.

2 phút

Dự thảo Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố đang được lấy ý kiến người dân để xem xét và thông qua tại kỳ họp HĐND TP. Hà Nội tháng 7 tới đây. Trong 58 tuyến đường, phố mới Thủ đô Hà Nội dự kiến đặt tên có tên phố Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Quốc hội từ tháng 7/1960 đến 7/1981.

Tồn tại chỉ 21 ngày (từ 17/12/1945 - 6/1/1946), nhật báo Quốc hội xuất bản trong kỳ Tổng tuyển cử đầu tiên, với 15 số, đã góp một phần quan trọng vào thành công của cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946.

Phó giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Đặng Thị Hạnh - tác giả cuốn hồi ức ‘Cô bé nhìn mưa’, con gái của Giáo sư Đặng Thai Mai - đã qua đời ngày 24/5, hưởng thọ 94 tuổi.

Sáng 5/5, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Bộ Nội vụ) tổ chức lễ tiếp nhận tài liệu của nhà văn Sơn Tùng do gia đình trao tặng.