Đại tướng Võ Nguyên Giáp 'luôn xem Quốc hội là chốn đi về'

“Công lao đóng góp cho Tổ quốc và Quốc hội của Đại tướng thật to lớn, ông lại luôn xem Quốc hội là chốn đi về” - Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin dẫn lời của nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão về Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân 10 năm ngày mất của Đại tướng (4/10/2013 - 4/10/2023).

Có 41 năm là Đại biểu Quốc hội, trước các vấn đề “đại sự Quốc gia” Đại tướng đều đề nghị Quốc hội quan tâm, xem xét, giải quyết. 

Ngày 5/1/2011, kỷ niệm 65 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam và đón năm mới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng) đã đến thăm và chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng bày tỏ: Đại tướng là Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII, người đã cùng với các vị lãnh đạo tiền bối của Đảng, Nhà nước ta dày công vun đắp, xây dựng và phát triển Quốc hội Việt Nam. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xin kính chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn mạnh khỏe, trường thọ. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, nay là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (người ngồi bên phải), thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân Đặng Bích Hà (5/1/2011). Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Được nhân dân tín nhiệm bầu làm Đại biểu Quốc hội 7 khóa liên tiếp từ khoá I đến khoá VII (1946 - 1987), ngay từ kỳ họp đầu tiên (2/3/1946) Quốc hội khoá I, Võ Nguyên Giáp đã được bầu làm Chủ tịch Quân sự uỷ viên hội (nay là Quân uỷ Trung ương) thuộc Chính phủ. Khi đất nước thống nhất, ông đã trao đổi cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ chuẩn bị đổi mới Quốc hội cả ở hoạt động lập pháp và chất vấn tại Quốc hội qua các phiên họp thường kỳ của khoá VII (1981 - 1987). 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hồ Chủ tịch và Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn (từ trái sang) tại lễ thụ phong quân hàm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 28/5/1948. Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Nhiều năm phụ trách công tác văn phòng, ông Vũ Mão (1939 - 2020) nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã tổng kết: “Công lao đóng góp cho Tổ quốc và Quốc hội của Đại tướng thật to lớn, ông lại luôn xem Quốc hội là chốn đi về”. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thắp hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (22/8/2021). Ảnh: Tư liệu THQHVN. 

Trong ký ức của ông Vũ Mão lúc sinh thời, tháng 7 năm 2002, dù đã 91 tuổi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn đến dự khai mạc Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XI. Đại tướng đến rất sớm, ông Vũ Mão mời Đại tướng vào phòng của Đoàn Chủ tịch. Kính trọng và dành tình cảm như con với cha, ông Vũ Mão thưa với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 
- Thưa bác, bác đến dự với Quốc hội thế này thì quý quá. 
Đại tướng cười vui vẻ: 
- Mình gắn bó với Quốc hội ngay từ những ngày đầu. Đến bây giờ, tình cảm với Quốc hội vẫn còn nguyên vẹn như vậy. Chả thế mà những vấn đề “đại sự Quốc gia” mình đều có thư gửi tới Quốc hội đề nghị quan tâm xem xét giải quyết một cách nghiêm túc”. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ĐBQH tỉnh Quảng Bình tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa III (1964 - 1971). Ảnh: Trung tâm LTQG 3, Bộ Nội vụ.

Những nội dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị Quốc hội quan tâm xem xét có thể kể đến như: Bảo tồn những di tích thuộc “Tổng hành dinh” thời đại Hồ Chí Minh trong Hoàng thành Thăng Long (2003), Hội trường Ba Đình (2007),…

Theo ông Vũ Mão, tình cảm Đại tướng dành cho Quốc hội thật đặc biệt: “Đó là tình cảm của một bậc khai quốc công thần có tới 41 năm là Đại biểu Quốc hội. Một thời gian sau này, tuy không còn là Đại biểu nhưng Quốc hội vẫn mời ông tới dự các phiên họp quan trọng vì sự có mặt của ông là niềm vinh dự và tự hào của các Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước”.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0