Những tiểu thư Việt Minh lá ngọc cành vàng trong ngày khởi nghĩa 19/8/1945

“...Tôi lo lắng ngồi trong phòng chờ đợi. Tôi đang hình dung những người cách mạng hùng hổ vác súng vào áp giải tôi đi... thì cửa phòng mở. Trước mặt tôi là bốn cô tiểu thư quần trắng áo dài bước vào phòng. Tôi bàng hoàng cả người. Xưa nay trong trại lính không bao giờ có bóng dáng đàn bà con gái. Mà lại là con gái “lá ngọc cành vàng” như thế này... Trong chốc lát, nỗi lo lắng của tôi tiêu tan - Cách mạng thân mật như thế này sao?...”.

Đó là những dòng hồi ký “Những chặng đời tôi" của Nghệ sĩ Nhân dân Đinh Ngọc Liên, vốn là ông “quản kèn” trong Trại Bảo an binh nhớ về ngày 19/8/1945 lịch sử.  

Bốn tiểu thư Việt Minh “lá ngọc cành vàng” được ông Đinh Ngọc Liên nhắc đến đó là: Tuyết Minh, Cao Nga, Phú Hảo và Tâm Khanh. Các cô là con gái Hà Nội, nữ sinh các trường Đồng Khánh, Thăng Long, Hoài Đức… Giờ đây, cả bốn tiểu thư Việt Minh đều không còn nữa. Điều may mắn là chúng tôi được bác sĩ Lê Minh Châu - con gái bà Tuyết Minh - chia sẻ tư liệu của bà về những cô thiếu nữ Hà Nội trong mùa thu lịch sử 78 năm về trước. 

Những tiểu thư Việt Minh “lá ngọc cành vàng” tham gia khởi nghĩa 19/8/1945 (từ trái qua phải): Bà Phú Hảo, bà Tâm Khanh, bà Lê Thi và bà Tuyết Minh. Ảnh: Tư liệu gia đình bác sĩ Lê Minh Châu.

Sáng 19/8/1945, một chiếc xe ô tô mui trần chở tổ nữ sinh, gồm các bà Tuyết Minh (tên thật là Ngô Minh Tâm, sinh tại phố Hàng Đào), Cao Thị Nga (tên thật là Hoàng Lê Vân, nữ sinh trường Đồng Khánh), Phú Hảo (tên thật là Nguyễn Thị Phú, nữ sinh trường Gia Long) và Lê Thị Tâm Khanh (tên thật là Đinh Thị Yên, nữ sinh trường Thăng Long) đi cổ động khắp phố. 

Lính Pháp tuần hành trên phố Tràng Tiền. Ảnh: Tư liệu.

Người dân Thủ đô thấy cô Tuyết Minh - nữ sinh trường Đồng Khánh đứng giữa giữ lá cờ đỏ sao vàng, các bạn nữ sinh khác ngồi xung quanh. Những cô gái mặc áo dài trắng vừa hô vang khẩu hiệu vừa hát vang các bài ca cách mạng và kêu gọi đồng bào xuống đường tham gia biểu tình ủng hộ Việt Minh. 

Gần trưa, tổ nữ sinh về nhà Tuyết Minh ở 90 phố Thuốc Bắc, chưa kịp ăn cơm thì có đồng chí giao liên đến truyền đạt chỉ thị của cấp trên: “Trại Bảo an binh có khó khăn, ta đang huy động quần chúng đến đấu tranh, các chị vào ngay". Bốn cô nữ sinh lập tức hòa vào dòng người tiến về Trại Bảo an binh (40 phố Hàng Bài).

Nữ sinh Tuyết Minh năm 1946 - Chính trị viên Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Thủ đô. Ảnh: Tư liệu gia đình bác sĩ Lê Minh châu.

Ngả nào cũng bị lính Nhật chặn đường, giơ lưỡi lê sáng loáng, nhưng tổ nữ sinh không chút sợ hãi xông lên. Lúc này, bên ngoài cửa Trại Bảo an binh, đồng bào đã đứng đông nghịt. Bên trong trại, ông Nguyễn Quyết - Bí thư Thành ủy đã dẫn đầu đội Thanh niên tuyên truyền xung phong Hoàng Diệu vào tước kho súng. Tuy vậy, cửa chính của trại vẫn đóng chặt. Tổ nữ sinh phải đi lối cửa ngách vào trong sân. Các cô cùng nhau nói cho binh lính nghe chính sách Việt Minh. 

Trại Bảo an binh trước năm 1945. Ảnh: Tư liệu.

Lúc sau, đám lính có cảm tình liền chỉ đường cho tổ nữ sinh đi gặp ông quản Liên (quản nhạc duy nhất còn lại trong trại). Ông Quản Liên đang lo lắng ngồi đợi cách mạng đến bắt đi thì cánh cửa phòng bật mở, bốn tiểu thư “lá ngọc cành vàng” áo dài quần trắng thướt tha bước vào phòng và thuyết phục ông theo cách mạng. 

Đây cũng là giây phút mở đầu cho trang đời mới của Nghệ sĩ Nhân dân Đinh Ngọc Liên - Trưởng đoàn quân nhạc đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ hai tuần sau đó, ông Đinh Ngọc Liên đã trở thành nhạc trưởng chỉ huy đoàn quân nhạc trong Ngày Độc lập 2/9/1945. 

Trại Bảo an binh xưa - Nhà hát Hồ Gươm nay. Ảnh: Hoàng Hương (báo Tuổi trẻ).

Không chỉ riêng tổ nữ sinh ở Trại Bảo an binh, nhiều tiểu thư đài các thuộc 36 phố phường cũng hòa vào “dòng thác cách mạng” ngày 19/8/1945 ở những vị trí then chốt như Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Toà Thị chính Hà Nội, trại lính Nhật… Cô nữ sinh Tuyết Minh trở thành nữ chính trị viên tiểu đoàn đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô tham gia bảo vệ Hà Nội trong 60 ngày đêm khói lửa cuối năm 1946. 

Khi cùng đơn vị rút lên Việt Bắc tham gia 9 năm kháng chiến, bà Tuyết Minh đã đảm nhận các chức vụ: Chánh Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội trưởng Hội Phụ nữ các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên.../.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0