Chiến sĩ Điện Biên: “Anh Văn ơi! Cho em bắt tay anh một cái!”

Xin trân trọng chia sẻ với đồng bào về những hình ảnh ấn tượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mỗi lần tới Điện Biên Phủ trong 50 năm.

Sau khi quân Pháp tại Trung tâm Mường Thanh ra hàng, 2 ngày sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuống thị sát mặt trận. Tổng Tư lệnh bước qua cầu Mường Thanh. Đầu cầu, những chiếc lô cốt há miệng châu mai đen ngòm. Từ dưới giao thông hào, các chiến sĩ mình đầy bùn nhô lên, nụ cười sáng lóa, họ chào ông bằng tên gọi thân mật: "Anh Văn ơi! Cho em bắt tay anh một cái! Sống rồi anh ơi!”. 

Tiếng reo ấy, tưởng như còn vọng mãi trong trái tim Đại tướng Tổng Tư lệnh. Câu chuyện này, sinh thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng chia sẻ với NSND Đào Trọng Khánh. Đạo diễn tài danh họ Đào đưa tiếng reo vui ấy vào trong bộ phim tài liệu “Một thế kỷ - một đời người" và viết đăng báo Lao động Xuân Giáp Thân (2004). 

Từ năm 1954 lần đầu tiên đặt chân tới Điện Biên Phủ và lần cuối cùng trở lại tròn 50 năm sau, vào những dịp kỷ niệm năm chẵn mừng chiến thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều trở lại với thung lũng Mường Thanh. Với nhân dân địa phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn mãi trong trái tim Điện Biên Phủ.

Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu một số hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ đúng dịp tròn 70 năm chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 

Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quan sát mặt trận từ Sở chỉ huy Mường Phăng. Ảnh: Tư liệu THQHVN.
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thị sát chiến trường sau chiến thắng (9/5/1954). Ảnh: NSNA Triệu Đại.
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp duyệt đội danh dự trong lễ mừng chiến thắng tại Mường Phăng (13/5/1954). Ảnh: NSNA Triệu Đại.
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trao cờ Quyết chiến, quyết thắng cho Đại đoàn 312 - đơn vị xuất sắc toàn chiến dịch. Ảnh: NSNA Triệu Đại.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại Sở chỉ huy Mường Phăng sau đúng 40 năm (1994). Ảnh: Tư liệu gia đình Đại tá Nguyễn Văn Hiếu - cố Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng. 

Trong lán Tổng chỉ huy chiến dịch tại Mường Phăng (1994). Bên tay trái Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tá Nguyễn Văn Hiếu (1925 – 2015). Ảnh: Tư liệu gia đình Đại tá Nguyễn Văn Hiếu. 

Đồng bào Mường Phăng vui mừng đón chào Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (2004). Ảnh: Tư liệu gia đình.
Cựu chiến binh Điện Biên Phủ xúc động gặp lại Đại tướng - Tổng Tư lệnh lên thăm lại chiến trường sau 50 năm (2004). Ảnh: Tư liệu gia đình.
Nhân dân thành phố Điện Biên Phủ hân hoan đón chào Đại tướng trở lại sau nửa thế kỷ (2004). Ảnh: Tư liệu gia đình.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - phu nhân Đặng Bích Hà dưới chân tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Ảnh: NSNA Trần Định.

 

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0