Kỷ niệm 51 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973 - 27/1/2024): Chân dung những lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Paris

Đúng ngày này 51 năm trước, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Để đi đến thắng lợi này, vai trò quan trọng thuộc về Trưởng đoàn đàm phán của 2 Chính phủ: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; đồng thời là dấu ấn của cố vấn đặc biệt của phái đoàn. Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu chân dung 3 trưởng đoàn và 1 cố vấn đặc biệt tham gia hội nghị.

Trưởng đoàn Xuân Thuỷ hạ "knock-out" 5 Trưởng đoàn Hoa Kỳ

Bộ trưởng Xuân Thủy là Trưởng đoàn chính thức của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ khởi đầu (5/1968) đến khi Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973). 

Trưởng đoàn Xuân Thuỷ (1912 - 1985). Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Trong suốt 4 năm 8 tháng 20 ngày, vị Bộ trưởng của Việt Nam đã lần lượt "knock-out" các đối thủ trên bàn đàm phán khiến phía Mỹ phải 5 lần thay trưởng đoàn. Đầu tiên là Harriman, tiếp đó là Cabot Lodge, rồi David Bruce và William Parter... Trong khi đó, phía đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ đầu chí cuối vẫn chỉ có Trưởng đoàn Xuân Thủy. Phía Mỹ thay "ngựa" nhiều lần, còn "nụ cười chiến thắng" của Xuân Thủy vẫn luôn được báo chí phương Tây bình luận ngợi ca.

Nhà ngoại giao Nguyễn Minh Vỹ nguyên Phó Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris ca ngợi "kỷ lục" gần như kỷ lục quyền anh này: Một mình Bộ trưởng Xuân Thủy, với nụ cười tươi tắn và… bệnh hen kinh niên, trong gần 5 năm trời ở Paris đã hạ "knock-out" 5 đối thủ Hoa Kỳ ở các hạng trung, nặng và siêu nặng.

Bộ trưởng Xuân Thuỷ (1912 - 1985) là Đại biểu Quốc hội từ khoá I (1946) đến khoá VII suốt 39 năm. Ông qua đời khi đang làm nhiệm vụ đại biểu của dân (1985). Ông là Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ kiêm Tổng thư ký Quốc hội nhiều năm.

Trưởng đoàn Trần Bửu Kiếm: Căng, nhưng đừng cho đứt! 

Ngày 25/1/1969, Hội nghị Paris với đủ 4 bên mới họp phiên đầu tiên. Là Trưởng đoàn đại diện của Mặt trận, thời gian tham gia Hội nghị ở Paris, ông Trần Bửu Kiếm không bao giờ quên lời dặn trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Căng, nhưng đừng cho đứt!”.

Trưởng đoàn Trần Bửu Kiếm (1920 - 2022). Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Những thước phim tư liệu ghi lại về Hội nghị Paris cho thấy ông Trần Bửu Kiếm luôn tự tin, kiên định trình bày những lập trường, giải pháp cho vấn đề miền Nam Việt Nam.

Ông Trần Bửu Kiếm (1920 - 2022) bí danh Chín An, sinh tại xã Thới Long, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Năm 1969, ông giữ chức Bộ trưởng Phủ Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 

Từ năm 1976, ông là Đại biểu Quốc hội (khóa VI - VII) nước CHXHCN Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Dự thảo Hiến pháp, Ủy viên Ủy ban Dự án pháp luật của Quốc hội.

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ: Toàn thắng về ta 

Ngày 3/6/1968, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ đến Paris với danh nghĩa Cố vấn đặc biệt của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 

Cố vấn Lê Đức Thọ (1911 - 1990). Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Cố vấn Lê Đức Thọ, Trưởng đoàn Xuân Thuỷ đã có cuộc gặp riêng đầu tiên với Trưởng đoàn Mỹ Harriman và Phó trưởng đoàn Vance vào ngày 7/9/1968. Những cuộc gặp riêng các năm sau đó diễn ra nhiều hơn, có cuộc gặp riêng kéo dài đến 10 ngày như cuộc gặp từ 4/12 đến 13/12/1972 giữa Cố vấn Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Henry Kissinger. 

Sau chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” hào hùng, Việt Nam đã quật gãy cổ những siêu pháo đài bay B52 của Hoa Kỳ. Ngày 23/1/1973, Cố vấn Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger ký tắt biên bản Hiệp định. 

Cuối năm đó, Quỹ giải thưởng Nobel quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho Cố vấn Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Henry Kissinger. Ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải thưởng với lý do người đem lại hoà bình không thể ngang bằng kẻ gây ra chiến tranh.

Ông Lê Đức Thọ (1911 - 1990) sinh tại tỉnh Nam Định. Ông có nhiều năm là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Cố vấn BCH Trung ương Đảng khóa VI.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình - người phụ nữ duy nhất ký văn bản Hiệp định 

Hiện nay, 51 năm sau ngày Hiệp định Paris được ký (27/1/1973), Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình là nhân chứng cuối cùng cấp Trưởng đoàn còn tại thế. Bà sắp bước sang mùa xuân 98 cuộc đời mình. 

Trưởng đoàn Nguyễn Thị Bình (1927). Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (6/6/1969). Trưởng đoàn Trần Bửu Kiếm về nước nhận nhiệm vụ khác. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Bình trở thành Trưởng đoàn đàm phán. 

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết. Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình được lịch sử lựa chọn, bà trở thành người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào văn bản Hiệp định Paris. 

Bà Nguyễn Thị Bình tên khai sinh là Nguyễn Thị Châu Sa, sinh năm 1927. Bà là Đại biểu Quốc hội liên tục 26 năm từ năm 1976 (khoá VI) đến năm 2002 (khoá XI), trong đó có 10 năm giữ cương vị Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (1992 - 2002).

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0