Câu chuyện “Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam uống trà” và hiện thực sau hơn 20 năm

“Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam uống trà” chính là tên của một chương trong cuốn sách “Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Paris” của hai nhà ngoại giao kỳ cựu Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ. Kỷ niệm 51 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973 - 27/1/2024), Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung này.

Ngày 17/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn “Những người tình nguyện vì hòa bình”. Đoàn gồm ba thành viên: Cụ Abraham Johannes Muste, 82 tuổi, mục sư người Mỹ; ông Abraham L. Feinberg Rabbi, 67 tuổi, mục sư người Mỹ, sống ở Canada và ông Ambrose Reeves, 67 tuổi, linh mục người Anh. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn “Những người tình nguyện vì hòa bình” (17/1/1967). Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Ba vị đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, có cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng dự. Cuộc nói chuyện diễn ra thân mật, thoải mái. Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm ơn ba nhà đấu tranh cho hòa bình thế giới đã vượt ngàn dặm xa xôi bỏ công đến thăm đất nước Việt Nam đang chịu những tổn thất to lớn trong cuộc chiến đấu chống xâm lược. Nghe những sứ giả của hoà bình kể đã đi thăm nhiều nơi của Hà Nội bị máy bay Mỹ đánh phá những ngày tháng 12/1966 (khu đông dân cư Phúc Xá, bệnh viện Xanh Pôn, gặp một số phi công Mỹ bị bắt), Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ: 

- Tổng thống Johnson đã nói rằng ông ta sẽ gặp bất cứ ai, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào để nói chuyện hòa bình. Tôi xin mời ông Johnson đến Hà Nội như là khách của chúng tôi. Ông hãy đi cùng với vợ và con gái, người thư ký, người bác sĩ và người đầu bếp của mình. Nhưng đừng mang theo tướng lĩnh và đô đốc! Tôi xin bảo đảm rằng tổng thống sẽ an toàn tuyệt đối. 

Tổng thống Hoa Kỳ Johnson. Ảnh: Tư liệu.

Trước đó 5 ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp 2 nhà báo Hoa Kỳ: Harry S. Ashmore and W.C. Baggs. Trong cuộc nói chuyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước đầu đã tế nhị phát những tín hiệu về việc Hoa Kỳ ngừng ném bom miền Bắc để mở ra một cuộc hội đàm hoà bình:

- Các ông hãy tin tôi khi tôi nói rằng, tôi sẽ rất sung sướng được đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ đến đây một cách hòa bình. Chúng tôi chìa bàn tay hữu nghị ra với bất kỳ quốc gia nào thừa nhận Việt Nam là một nước tự do và độc lập. 

Thông điệp hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1/1954). Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Theo Hồ Chủ tịch chia sẻ, nếu Chính phủ Hoa Kỳ muốn có bất cứ cuộc tiếp xúc chính thức nào thì cơ quan ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở nước ngoài đều có thể thu xếp được. 

Cựu Tổng thống Bill Clinton thăm Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2010). Ảnh: TTXVN.

Cuộc tiếp đón của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một trong những tín hiệu đầu tiên của cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để đi đến hoà bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: TTXVN.

Sau những cuộc tiếp xúc bí mật của những người đi tiền trạm, Hội nghị Paris về lập lại hòa bình tại Việt Nam giữa 4 bên - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà - đã chính thức khai mạc. Sau 4 năm 8 tháng 20 ngày, trải qua hơn 200 cuộc gặp công khai và 24 cuộc gặp riêng bí mật giữa các Trưởng đoàn và Cố vấn, ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: TTXVN.

Cần phải thêm hơn 20 năm, khi sương đầu ngõ đã tan, ngài Bill Clinton là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Hà Nội (tháng 11/2000). Trở lại Hà Nội lần thứ ba đúng 10 năm sau đó, ông đã vào thăm Khu di tích Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch. Tiếp nối Tổng thống Bill Clinton, lần lượt các Tổng thống Barack Obama, Donald Trump và Joe Biden đã đến Việt Nam trong hoà bình. Mong muốn mời Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam uống trà của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành sự thật./. 

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0