Những điều chưa biết về Quốc dân Đại hội Tân Trào - tiền thân của Quốc hội Việt Nam

Quốc dân Đại hội Tân Trào đã thông qua chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh và bầu ra Ủy ban Giải phóng Dân tộc (15 thành viên) - tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Quốc dân Đại hội Tân Trào (16 và 17/8/1945) được các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá mang ý nghĩa tiền thân của Quốc hội Việt Nam.

Ngày 16/8/1945, tại làng Kim Long, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Quốc dân Đại hội Tân Trào đã chính thức khai mạc. 60 đại biểu từ ba miền đất nước và hải ngoại đại diện đủ các giới nam phụ lão ấu, các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc đã về dự. Đại hội đã thống nhất thông qua quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền về nhân dân. 

Hội nghị khoa học Kỷ niệm 50 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào năm 1995. Ảnh: Tư liệu Văn phòng Quốc hội.

“Quốc dân Đại hội Tân Trào có ý nghĩa là một Quốc hội lâm thời, hay là một tiền Quốc hội bởi vì cách mạng chưa thành công" - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá tại Hội nghị khoa học Kỷ niệm 50 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào năm 1995 - "Quốc dân Đại hội tạo căn cứ pháp lý cho sự ra đời chế độ cộng hoà dân chủ của nước ta, cho một Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khi cách mạng thành công”. 

Ông Võ Nguyên Giáp - thành viên Ủy ban Dân tộc Giải phóng. Ảnh: Tư liệu.

Là 1 trong 60 nhân chứng dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, bác sĩ Nguyễn Dương Hồng (Đại biểu Quốc hội khóa I, tỉnh Bắc Giang, năm 1946) đã viết một số trang hồi ức chia sẻ hành trình về dự sự kiện lịch sử này như sau: “Đường lên Tân Trào không xa, nhưng phải đi vòng vèo, lại còn chờ giao thông, nên tới nơi tính hết hơn 10 ngày. 

Chúng tôi tới Tân Trào chiều 15/8 và chiều 16/8 dự lễ xuất phát của đoàn quân do anh Võ Nguyên Giáp chỉ huy đi đánh Thái Nguyên, sau đó tới đình Tân Trào dự đại hội. Đại hội họp cả sáng 17/8, bầu Ủy ban Giải phóng Dân tộc do Hồ Chủ tịch đứng đầu”. 

Giáo sư Nguyễn Dương Hồng (1918 - 2009). Ảnh: Tư liệu gia đình.

Ủy ban Dân tộc Giải phóng - hoạt động như Chính phủ lâm thời - do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, ông Trần Huy Liệu làm Phó Chủ tịch và các ủy viên là: Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh), Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Dương Đức Hiền, Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Xuân, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Lê Văn Hiến, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Đang. Thường trực Ủy ban gồm 5 người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền.

Đồng thời, Đại hội thông qua Chương trình 10 điểm của Mặt trận Việt Minh. Về sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “Có thể coi chương trình 10 điểm này như Hiến pháp lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. 

Đại hội cũng quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa, Quốc ca là bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao.

Không khí đại hội sôi nổi như những cuộc tranh luận nghị trường tại Quốc hội sau này. Nhà văn Nguyễn Đình Thi, một đại biểu kể lại tại Hội nghị khoa học kỷ niệm 50 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào năm 1995: “Bác bảo các đại biểu có thắc mắc gì thì hỏi. Tôi còn nhớ, anh Trần Đức Thịnh, lúc đó là Xứ uỷ viên phụ trách nông vận, đã nói rất hăng, nêu nhiều vấn đề gai góc”. 

Ngày 17/8/1945, đại hội bế mạc. Thay mặt Ủy ban Dân tộc Giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời tuyên thệ: “Chúng tôi là những người được Quốc dân đại biểu bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng không lùi bước”.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0