Tình cảm đặc biệt hiếm thấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Indonesia Sukarno

Năm 1959, qua hai chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Indonesia và Tổng thống Sukarno (tên khai sinh là Kusno Sosrodihardjo, là Tổng thống Indonesia đầu tiên) đến Việt Nam đã thể hiện tình cảm sâu nặng và đặc biệt hiếm thấy của 2 vị nguyên thủ quốc gia trong khu vực Đông Nam Á dành cho nhau.

Từ ngày 27/2 đến ngày 8/3/1959, nhận lời mời của Tổng thống Sukarno, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn lãnh đạo Việt Nam lên đường đi thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Indonesia. Đi đến đâu, đoàn cũng được đón tiếp hết sức long trọng, nhiệt tình, "cờ như rừng, người như biển".

Chủ tịch Hồ Chí Minh được chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm Indonesia từ ngày 27/2 đến 8/3/1959. Ảnh: Tư liệu.

Ngày 28/2/1959, tại thủ đô Jakarta, Tổng thống Sukarno, Thủ tướng Djuanda Kartawidjaja cùng phu nhân mở tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn Việt Nam. Buổi chiêu đãi thể hiện tình bạn thân thiện giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno đã kết nghĩa anh em. Báo Nhân Dân số ra ngày 2/3/1959 đã thuật lại đáp từ của Hồ Chủ tịch như sau:

- Tôi đã chuẩn bị bài nói theo thủ tục, nhưng trong bầu không khí nồng nhiệt này, tôi chỉ xin nói mấy lời tự đáy lòng tôi: Hai dân tộc Việt Nam và Indonesia đều có những giai đoạn lịch sử giống nhau, đã từng kiên quyết chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân, đã cùng một lúc đứng lên đập tan xiềng xích nô lệ. (…) Tôi đề nghị nâng cốc chúc sức khoẻ của Tổng thống Sukarno, Thủ tướng Djuanda, chúc nước Cộng hòa Indonesia phồn vinh, chúc tình hữu nghị không gì lay chuyển nổi giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Indonesia, chúc tình đoàn kết ngày một tăng cường giữa các nước Á - Phi và chúc hoà bình ở Đông - Nam Á và thế giới bền vững. 

Sau các nghi thức ngoại giao giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn Việt Nam đã dành thời gian đi thăm các thành phố Bandung, thành phố Solo, thành phố Surabaya là quê hương của Tổng thống Sukarno... Ở đâu trên đất nước Indonesia, Paman Hồ (Bác Hồ) cũng được các tầng lớp nhân dân đón mừng nồng nhiệt, đầy tình nghĩa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno. Ảnh: Tư liệu.

Ông Nguyễn Xuân, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia lúc sinh thời có kể: Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm di tích kiến trúc bằng đá nổi tiếng Borobudur ở Jogjakarta, được biết trong số những quan chức ra đón có ông hoàng Jogjakarta. Hôm sau, Hồ Chủ tịch đã đến phủ chào vị Hoàng thân này. Người nói bằng tiếng Anh: “Tôi là một người Cộng sản, Ngài là một vị Hoàng thân. Tôi tặng Ngài một cái hôn. Đó là tình hữu nghị, đó là chung sống hoà bình”.

Một vị nghị sĩ Quốc hội Indonesia đã nói với Đại sứ Nguyễn Xuân: “Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, nhưng hình bóng Người, lời nói và hành động của Người còn in sâu trong ký ức của chúng tôi”.

Hình ảnh Bác Hồ và Tổng thống Sukarno trong chuyến thăm Indonesia tháng 2/1959 tại một triển lãm ở Jakarta. Ảnh: Tư liệu.

Ba tháng sau, ngày 24/6/1959 nhân dân Thủ đô Hà Nội đón mừng ngài Sukarno - Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia sang thăm Việt Nam. Điều đặc biệt, vượt ra ngoài thông lệ ngoại giao là chính Bác Hồ đã ra tận sân bay đón khách quý. Bước xuống sân bay, Ngài Tổng thống mở lời: "Thưa anh cả Hồ Chí Minh của tôi...".

 Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời chào mừng đặc biệt đón Tổng thống Sukarno:
Hôm nay, nhân dân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vô cùng sung sướng được tiếp đón Tổng thống Sukarno, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Indonesia anh em, người bầu bạn kính mến của nhân dân Việt Nam.
Về phần tôi, tôi hết sức vui mừng được gặp lại Bung Karno, người bạn chí tình, người anh em kết nghĩa. Được đón tiếp Tổng thống Sukarno, nhân dân Việt Nam có cảm tưởng vui sướng như được ôm ấp vào lòng mình 88 triệu anh em Indonesia anh dũng.

Tổng thống Sukarno đi đến đâu cũng nhận được sự đón tiếp sôi nổi và tình cảm tình kính mến của nhân dân Việt Nam. Sau 5 ngày ở thăm Việt Nam, ngày 29/6/1959, trong buổi tiễn lưu luyến tại sân bay Gia Lâm, Tổng thống Sukarno hô to: "Việt Nam muôn năm".

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0