Chuyện “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” ở Hiến pháp 1946

Đây là một nội dung có nhiều tranh luận trên diễn đàn Quốc hội 1946. Một số đại biểu nam giới đã không đồng ý với phạm vi “mọi phương diện” khi cho rằng “phụ nữ không thể như nam giới được”.

Tại phiên họp chiều 3/11/1946 khi Quốc hội thảo luận về nữ quyền nêu trong dự thảo Hiến pháp, còn không ít đại biểu nam giới có ánh nhìn hạn chế về nữ quyền. Báo Dân quốc số tháng 11/1946 ghi lại: Điều 9 Hiến pháp 1946 ghi “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” đã gây ra những ý kiến khác nhau. Một đại biểu nam cho rằng: Xét ra đàn bà không triệt để ngang hàng với đàn ông được, vì vậy trong Điều 9, ông đề nghị thay 3 chữ “mọi phương diện” bằng những chữ “chính trị, kinh tế và văn hoá”. Còn một nữ đại biểu Quốc hội cho rằng “phụ nữ không thể như nam giới được”, “không thể tham gia quân đội được” và rằng “phụ nữ cần giữ vai trò hậu cần, nội trợ” của gia đình, của đoàn thể.

Quốc hội khóa đầu tiên có 10 đại biểu nữ là các bà: Nguyễn Thị Thục Viên (Hà Nội), Vũ Thị Khôi (Bắc Ninh), Trương Thị Mỹ (Hà Đông), Bùi Thị Diệm tức Lê Phương (Hải Dương), Cao Thị Khương (Hưng Yên), Tôn Thị Quế (Nghệ An), Lê Thị Xuyến - thường gọi theo tên chồng là bà Phan Thanh (Quảng Nam), Trịnh Thị Miếng (Gia Định), Nguyễn Thị Thập (Mỹ Tho) và Ngô Thị Huệ (Bạc Liêu).
Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Cũng theo báo Dân quốc, một đại biểu nam khác yêu cầu bỏ 3 chữ “mọi phương diện”. Để bênh vực lý do của mình, đại biểu nam này viện ra những sự khó khăn của nhà làm luật. Vì vấn đề phụ nữ sẽ đưa đến nhiều sự sửa đổi trong tổ chức các tiểu gia đình. Ông nêu lên cả một đề án về sự liên lạc giữa đàn ông và đàn bà, về hôn thú, sinh hoạt, quyền hạn của gia trưởng. Mục đích của ông không ngoài việc tránh một cuộc xung đột giữa phái già và phái trẻ. Vị đại biểu ấy đâu ngờ  đã gây ra một cuộc tranh luận hết sức căng thẳng của đại biểu nữ trong Quốc hội.

Đại biểu tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) Trương Thị Mỹ đã phản bác lại ý kiến này. Tham luận về “vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ”, bà Mỹ nói rằng: Bằng thực tế công tác, bằng kinh nghiệm bản thân, tôi thấy cái quan niệm coi thường phụ nữ vẫn chưa phải đã hết trong ngay cả đội ngũ những người cán bộ cách mạng, và rằng chị em có khả năng đảm đương mọi công tác được giao và cần loại bỏ tư tưởng tự ti, ngại khó ngay trong chính bản thân chị em.

Tranh chân dung Đại biểu Quốc hội Trương Thị Mỹ. Ảnh: KMS chụp lại.

Nhiều năm sau, nhớ lại sự kiện này, bà Trương Thị Mỹ kể trong hồi ký: “Phát biểu của tôi được các đại biểu hoan hô nhiệt liệt. Và sung sướng hạnh phúc biết bao, khi tôi thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng dậy rời ghế chủ tịch đoàn đi lại phía tôi. Người bắt tay tôi rất chặt và nói: “Khá lắm! Đồng chí nói được những điều rất tốt”.

Cử tri nữ tham gia bầu cử Quốc hội. Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Cuối cùng, Hiến pháp 1946 đã ghi nhận đầy đủ quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”.

Bà Trương Thị Mỹ sinh tại Lạc Viên, Hải Phòng; cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Ủy viên Xứ uỷ Bắc Kỳ, Ủy viên Thường trực T.Ư Hội LHPN Việt Nam; Phó chủ tịch Tổng công đoàn (nay là Liên đoàn Lao động) Việt Nam Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 - 1960) và  khoá IV (1971 – 1975)./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0