Kỷ niệm 70 năm chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024): “Pháo đài bất khả xâm phạm” Him Lam bị đập tan chỉ trong vòng… 6 tiếng đồng hồ

Him Lam - hay còn có tên Béatrice - là “cánh cổng thép” của quân viễn chinh Pháp án ngữ đường 41 từ Tuần Giáo vào Điện Biên. Với hầm sâu được đào, công sự kiên cố được lập, người Pháp cho rằng Him Lam là pháo đài bất khả xâm phạm.

Bảo vệ cụm cứ điểm này là Tiểu đoàn Lê dương 3 thuộc Bán Lữ đoàn Lê dương số 13 do Tiểu đoàn trưởng Paul Pégot chỉ huy. Tiểu đoàn này toàn lính lê dương của Pháp, nổi tiếng thiện chiến đóng quân tại 3 mỏm của quả đồi. 

Di tích lịch sử cứ điểm Him Lam. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ.

Trước ngày đánh mở màn chiến dịch ở Him Lam (13/3/1954), tổ quân báo của Đại đoàn 312 đã đột nhập vào cứ điểm và phục kích bắt được 4 tên tù binh đưa ra ngoài khai thác, trong đó có thiếu uý Jackker. Dù đã khai tường tận sự bố trí của lính Pháp trong cứ điểm Béatrice nhưng Jacker không quên cảnh báo: “Các ông không nên đụng đến Béatrice. Đó là pháo đài bất khả xâm phạm".

Nhiệm vụ đánh Him Lam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ được giao cho Đại đoàn 312 dưới sự chỉ huy của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn và Chính uỷ Trần Độ. Công tác chuẩn bị rất chu đáo, cẩn thận. Đại đoàn 312 quyết định dùng 2 trung đoàn đánh trận mở màn: Trung đoàn 141 làm chủ công, dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Nguyễn Quang Tuyến và Chính uỷ Trung đoàn Mạc Ninh, phụ trách giải quyết 2 cứ điểm số 1 và số 2. Còn cứ điểm 3 được giao cho Trung đoàn 209 có nhiệm vụ trợ chiến, dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Hoàng Cầm và Chính uỷ Trung đoàn Trần Quân Lập đánh chiếm. 

Đại tá Mạc Ninh (1921 - 1983) Chính uỷ Trung đoàn 141, đơn vị chủ công tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Ảnh: Tư liệu gia đình.

Trong những ngày chuẩn bị, Chính ủy Trung đoàn 141 Mạc Ninh và cơ quan chính trị Trung đoàn 141 đã đi kiểm tra bố trí từng cán bộ trung, tiểu đội chỉ huy đánh bộc phá, thọc sâu. 10 giờ sáng 13/3, nghe tin trung đội trưởng chỉ huy đánh bộc phá mở cửa của đại đội 58 bị máy bay bắn hy sinh, Chính ủy Mạc Ninh rất lo lắng và nóng ruột. Ông lập tức cử phái viên chính trị Đỗ Trường Quân xuống thẳng trung đội để quyết định ai sẽ thay chỉ huy trung đội “mở cửa”. 

Các chiến sĩ ở trung đội đều nhất trí bầu trung đội phó Nguyễn Minh Châu lên chỉ huy. Phái viên về báo với chính ủy. Nghe báo cáo xong, Chính ủy Mạc Ninh mới yên tâm và cùng Trung đoàn trưởng Nguyễn Quang Tuyến và Tham mưu trưởng Trung đoàn Lương Thịnh thống nhất thực hiện kế hoạch tác chiến đã vạch ra. 

Mọi công tác chuẩn bị tiến công đã hoàn thành. Trận tiến công cứ điểm Him Lam được quyết định vào chiều tối 13/3/1954. 

Phân khu Bắc - Điện Biên Phủ. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

15 giờ ngày 13/3, Trung đoàn 141 xuất kích theo các đường chiến hào tiến về phía Him Lam. Hai tiểu đoàn 11 và 428 vượt cầu do công binh ta bắc qua Nậm Rốm. Pháo của Pháp bắn liên tục từ bờ Nậm Rốm trở vào. Nhiều chiến sĩ ta đã thương vong vì pháo địch. 

17 giờ, ta chiếm lĩnh xong trận địa. Đúng 17h05, súng nổ. Các tổ hỏa lực lên sát hàng rào bắn thẳng vào các hỏa điểm địch. Cùng lúc đó, pháo binh ta bắt đầu bắn vào cứ điểm. Các chiến sĩ bộc phá lao lên. Bộc phá nổ liên tục cả ba hướng vào Him Lam. 

Pháo của ta bắn rất chính xác, ngay từ loạt đạn đầu đã bắn trúng chỉ huy sở Him Lam. Tiểu đoàn trưởng Pégot cùng 3 sĩ quan khác chết tại chỗ. Him Lam mất liên lạc với Mường Thanh ngay từ giờ đầu trận đánh.

Chưa đầy tiếng đồng hồ, Trung đoàn 209  đã đánh xong cứ điểm đầu. Ông Trần Quân Lập - Chính uỷ Trung đoàn 209 đánh giá: “Thương vong phía ta 27 người, không phải là nhiều với trận mở màn như vậy”. 

Hai con gái cố Chính uỷ Mạc Ninh thăm lại di tích Him Lam (3/2024). Ảnh: Tư liệu gia đình.

Còn Trung đoàn 141 đánh hai mỏm kia vất vả hơn, hơn 2 tiếng mới giải quyết cứ điểm 2 và hơn 4 tiếng sau mới giải quyết cứ điểm cuối cùng. Những tấm gương chiến đấu anh dũng, quả cảm như Trần Can, Phan Đình Giót mau chóng được truyền trong đơn vị. Kết thúc chiến dịch, Trần Can và Phan Đình Giót đều được tuyên dương Anh hùng. 

Chiến sĩ Trung đoàn 141 phất cờ chiến thắng trên cứ điểm Him Lam. Ảnh: NSNA Triệu Đại.

Đúng 23h30 đêm 13/3/1954, Bộ Tư lệnh Đại đoàn 312 báo cáo Bộ chỉ huy mặt trận: Hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt gọn quân Pháp ở Him Lam, thu toàn bộ vũ khí trước thời gian quy định của Bộ chỉ huy 30 phút. 

Biết tin Him Lam bị xoá sổ,  thiếu uý Jacker kinh ngạc thốt lên: “Đánh được Him Lam thì các ông có thể đánh được bất cứ chỗ nào ở Điện Biên Phủ”.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Vũ Lăng - Tư lệnh Quân đoàn 3, Thiếu tướng Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 là 3 trong 4 Tư lệnh Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975) từng là 3 Trung đoàn trưởng giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

2 phút

2 phút

“Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ”, cố Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nguyễn Minh Tiến - một trong hai thành viên bảo vệ Hội nghị Genève 1954 - từng kể về hoạt động bảo vệ phái đoàn nước ta tham dự hội nghị.

2 phút

2 phút

“Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn”, Thiếu tướng Hồ Phương, từng là chiến sỹ của Sư đoàn 308 kể chuyện ít biết về phép “độn thổ” của chiến sỹ Điện Biên.

2 phút

2 phút

Ngôi nhà số 47 phố Trần Nhân Tông, số 4 phố Hàng Rươi, số 16 phố Cầu Gỗ, số 90 phố Thợ Nhuộm… là những địa chỉ ở Hà Nội lưu dấu Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 6/9/1931) trong thời gian đồng chí chuẩn bị viết bản Luận cương Chính trị lịch sử. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, Truyền hình Quốc hội Việt Nam kính mời bạn đọc về Thủ đô cùng ghé thăm những địa chỉ lịch sử này!

2 phút

2 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0