Những địa chỉ lưu dấu Tổng Bí thư Trần Phú tại Thủ đô

Ngôi nhà số 47 phố Trần Nhân Tông, số 4 phố Hàng Rươi, số 16 phố Cầu Gỗ, số 90 phố Thợ Nhuộm… là những địa chỉ ở Hà Nội lưu dấu Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 6/9/1931) trong thời gian đồng chí chuẩn bị viết bản Luận cương Chính trị lịch sử. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, Truyền hình Quốc hội Việt Nam kính mời bạn đọc về Thủ đô cùng ghé thăm những địa chỉ lịch sử này!

Tháng 4/1930, với  bí danh Năm, đồng chí Trần Phú đáp tàu Jean Dupuis từ Hồng Kông (Trung Quốc) về nước. Cập cảng Hải Phòng, về nghỉ tạm chừng một tuần lễ ở thành phố cảng, đồng chí Trần Phú đáp xe lửa lên Hà Nội về ở tại ngôi nhà số 47 phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) hiện nay. Đây là nơi đặt trụ sở liên lạc của Ban Chấp uỷ lâm thời của Đảng. Chủ nhà, ông Trần Quang Huyến, là thư ký Sở Tài chính Đông Dương đã hoạt động cách mạng từ những năm 1920. 

Nhà 47 phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh: KMS

Sau đó, đồng chí Trịnh Đình Cửu - Bí thư Ban Chấp uỷ (nay là Ban Chấp hành) Trung ương lâm thời đến đón đồng chí Trần Phú về ở tại nhà số 4 phố Hàng Rươi (quận Hoàn Kiếm). Đây là cơ quan bí mật của Ban Chấp uỷ Trung ương lâm thời. 

Nhà số 4 phố Hàng Rươi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: KMS

Một thời gian làm việc ở Hà Nội, đồng chí Trần Phú đề nghị cho đi khảo sát tình hình ở một số địa phương. Đồng chí Trần Văn Lan - Ủy viên Ban Chấp uỷ lâm thời phụ trách Tổng Công hội Bắc Kỳ nhận trách nhiệm đưa đồng chí Trần Phú đi khảo sát một số tỉnh Bắc Bộ: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh). Đây là những nơi tập trung lực lượng công nhân và nông dân lớn trong cả nước. Đồng chí Trần Phú muốn đi thâm nhập thực tế để tìm hiểu về tình cảnh của công nhân và nông dân, về tinh thần giác ngộ cách mạng và về tổ chức và hoạt động của các cơ sở Đảng. 

Nhà số 90 phố Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: KMS

Tháng 7/1930, trở về Hà Nội, đồng chí Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp uỷ lâm thời và được giao dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Thường vụ Trung ương lâm thời đã có một quyết định táo bạo - lấy nhà của chính thực dân Pháp làm trụ sở bí mật của Đảng. Đó là ngôi nhà ở phố Jean Soler, nay là số nhà 90 phố Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm). Đây là biệt thự của Duot Bertheur - Thanh tra Sở Tài chính Đông Dương. 

Nhà số 90 phố Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: KMS

Chính trên tấm phản gỗ trong căn buồng nhỏ ngôi biệt thự số 90 phố Thợ Nhuộm này, đồng chí Trần Phú đã viết bản dự thảo Luận cương chính trị. Sau những lần trao đổi với trao đổi với nhiều đồng chí khác trong Ban Chấp uỷ lâm thời, đồng chí Trần Phú đã hoàn thiện bản dự thảo Luận cương chính trị. 

Nhà 16 phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay. Ảnh: KMS

Trong thời gian dự thảo, đồng chí Trần Phú thường đến gian gác nhỏ, hiệu thuốc lào Đào Ký của ông Nguyễn Tư Tề, ở số nhà 16 phố Cầu Gỗ (quận Hoàn Kiếm). Đây là nơi ở trọ của đồng chí Nguyễn Thế Rục, bạn đồng môn Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) với đồng chí Trần Phú. Hai người thường trao đổi, bàn luận với nhau về đường lối “cách mạng tư sản dân quyền”, về những vấn đề căn bản trong dự thảo Luận cương chính trị. 

Bằng có công với nước tặng gia đình ông Nguyễn Tư Tề.
Ảnh: Tư liệu Nhà báo Quốc Phong cung cấp.

Tháng 10/1930, Luận cương chính trị của Tổng Bí thư Trần Phú được Hội nghị Trung ương thông qua và trở thành cương lĩnh của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam)./.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Vũ Lăng - Tư lệnh Quân đoàn 3, Thiếu tướng Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 là 3 trong 4 Tư lệnh Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975) từng là 3 Trung đoàn trưởng giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

2 phút

2 phút

“Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ”, cố Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nguyễn Minh Tiến - một trong hai thành viên bảo vệ Hội nghị Genève 1954 - từng kể về hoạt động bảo vệ phái đoàn nước ta tham dự hội nghị.

2 phút

2 phút

“Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn”, Thiếu tướng Hồ Phương, từng là chiến sỹ của Sư đoàn 308 kể chuyện ít biết về phép “độn thổ” của chiến sỹ Điện Biên.

2 phút

2 phút

Ngôi nhà số 47 phố Trần Nhân Tông, số 4 phố Hàng Rươi, số 16 phố Cầu Gỗ, số 90 phố Thợ Nhuộm… là những địa chỉ ở Hà Nội lưu dấu Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 6/9/1931) trong thời gian đồng chí chuẩn bị viết bản Luận cương Chính trị lịch sử. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, Truyền hình Quốc hội Việt Nam kính mời bạn đọc về Thủ đô cùng ghé thăm những địa chỉ lịch sử này!

2 phút

2 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0