Tuần phủ Lê Trung Ngọc - người tấu trình định lệ quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3

Người có công đầu trong việc chính thức định lệ ngày quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm là Tuần phủ Lê Trung Ngọc (1867 - 1928).

Trong những năm làm Tuần phủ Phú Thọ (1915 - 1921), Lê Trung Ngọc đã dành nhiều tâm huyết và công sức tu bổ, tôn tạo đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Ông nhận thấy tại xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có lăng miếu thờ phụng Quốc Tổ Hùng Vương, hàng năm nhân dân cả nước nô nức tìm đến lễ bái. Họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh từng người vào các tháng trong suốt cả năm, song tập trung vào mùa xuân và mùa thu chứ không định rõ ngày nào.

Trong khi đó, tục lệ của dân bản xã lại lấy ngày 11/3 âm lịch hằng năm kết hợp với thờ thổ công, thổ địa, thổ kỳ làm lễ tế tổ tại Hùng Vương Tổ miếu. Như vậy, thời gian lễ bái duy trì kéo dài triền miên, vừa tốn kém tiền của, lãng phí thời gian lại vừa phân giảm lòng thành kính cũng như sự trang nghiêm tri ân công đức các Vua Hùng.

Tuần phủ Lê Trung Ngọc (1867 - 1928). Ảnh: Tư liệu gia đình

Đầu năm 1917, Tuần phủ Lê Trung Ngọc trực tiếp làm bản tấu trình với Bộ Lễ xin định lệ hằng năm lấy ngày 10/3 âm lịch để tổ chức quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - trước một ngày so với ngày hội tế Hùng Vương, thổ công, thổ địa, thổ kỳ của dân xã bản hạt. Đồng thời, ông cũng xin miễn trừ các khoản đóng góp của nhân dân địa phương vào các kỳ tế lễ mùa thu.

Ngày 25/7/1917, đời vua Khải Định triều Nguyễn, Bộ Lễ ban hành công văn phúc đáp và chính thức định lệ ngày quốc tế/ quốc lễ - Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 10/3 âm lịch và quy định nghi thức, nghi lễ, lễ vật tế Tổ hằng năm. 

Thác bản văn bia “Hùng Vương từ khảo”. Ảnh: Tư liệu

Bia “Hùng Vương từ khảo” do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) đặt ở Đền Thượng, xác nhận: “Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ (là) Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ Lễ ấn định ngày mồng 10 tháng 3 hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”.

Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 1905. Ảnh: Tư liệu

Tên tuổi quan Tuần phủ Lê Trung Ngọc kể từ đó được sử sách ghi chép với tư cách ông là tác giả của việc định lệ Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3.

Tuần phủ Lê Trung Ngọc (1867 - 1928), sinh ra trong một gia đình Nho học; quê ở làng Liên Thành (xưa là ấp Tân Quảng), tổng Dương Minh, huyện Bình Dương, tỉnh Chợ Lớn (nay là phường 5 và phường 6, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh).

Văn bia “Hùng Vương từ khảo” (phục dựng). Ảnh: Tư liệu

Năm 1883, sau khi học xong trường Hậu Bổ Cây Mai Sài Gòn (Collège dés Stagiaires), ông ra Bắc làm việc trong chính quyền các cấp của triều đình nhà Nguyễn. Từ tháng 1/1903, ông lần lượt làm Tuần phủ các tỉnh Bắc Ninh, Sơn Tây, Bắc Giang, Quảng Yên, Phú Thọ, rồi Tổng đốc tỉnh Hải Dương, Chánh tòa Thượng thẩm Hà Nội. Tháng 7/1927, ông nghỉ hưu tại Hà Nội và mất tại đây 1 năm sau đó, hưởng thọ 62 tuổi. 

Ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành một ngày Quốc lễ thiêng liêng trọng đại đối với cả dân tộc Việt Nam: Ngày Giỗ Tổ./.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Vũ Lăng - Tư lệnh Quân đoàn 3, Thiếu tướng Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 là 3 trong 4 Tư lệnh Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975) từng là 3 Trung đoàn trưởng giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

2 phút

2 phút

“Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ”, cố Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nguyễn Minh Tiến - một trong hai thành viên bảo vệ Hội nghị Genève 1954 - từng kể về hoạt động bảo vệ phái đoàn nước ta tham dự hội nghị.

2 phút

2 phút

“Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn”, Thiếu tướng Hồ Phương, từng là chiến sỹ của Sư đoàn 308 kể chuyện ít biết về phép “độn thổ” của chiến sỹ Điện Biên.

2 phút

2 phút

Ngôi nhà số 47 phố Trần Nhân Tông, số 4 phố Hàng Rươi, số 16 phố Cầu Gỗ, số 90 phố Thợ Nhuộm… là những địa chỉ ở Hà Nội lưu dấu Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 6/9/1931) trong thời gian đồng chí chuẩn bị viết bản Luận cương Chính trị lịch sử. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, Truyền hình Quốc hội Việt Nam kính mời bạn đọc về Thủ đô cùng ghé thăm những địa chỉ lịch sử này!

2 phút

2 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0