Sáng tạo đánh địch ở Điện Biên Phủ: Dùng phép “độn thổ” diệt cứ điểm 206

“Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn”, Thiếu tướng Hồ Phương, từng là chiến sỹ của Sư đoàn 308 kể chuyện ít biết về phép “độn thổ” của chiến sỹ Điện Biên.

Phép “độn thổ” tức chiến thuật “đánh lấn” của Trung đoàn 36 dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn. Chiến thuật đánh lấn khiến những sĩ quan Pháp sau này luôn nhắc đến: “Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn. Phải chăng điều này cũng có giá trị như nhiều đơn vị xe tăng tiến công trên cánh đồng [Mường Thanh] bằng phẳng này” (Thiếu tướng Hồ Phương: Điện Biên Phủ lửa sáng; NXB Quân đội Nhân dân, 1984).

Trận địa chiến hào vây lấn quân Pháp tại Phân khu trung tâm Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Cứ điểm 206 nằm ở phía Tây của sân bay Mường Thanh. Những ngày cuối đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ tròn 70 năm trước, Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) được giao nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm này. Sau đó, chiến sĩ Trung đoàn 36 đào giao thông hào cắt ngang sân bay, áp sát khống chế địch để máy bay địch không hạ cánh được xuống Mường Thanh mà buộc phải bay cao, thả dù. 

Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn (bên phải) và Phó Chính uỷ Trung đoàn 36 Phạm Hồng Cư tại chiến trường. Ảnh: Tư liệu gia đình.

Để chuẩn bị “nhổ” 206, không chỉ có cán bộ Trung đoàn 36 đến quan sát cứ điểm này mà cả cán bộ Đại đoàn 308 và cán bộ Cục Tác chiến của Bộ Chỉ huy mặt trận cũng đi quan sát. Trung tướng Phạm Hồng Sơn (1923 – 2013) nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 chỉ huy trận đánh tiêu diệt cứ điểm 206 kể trong hồi ký: 

Lính Pháp tại Mường Thanh dùng trung liên bắn đường tiến công của quân ta. Ảnh: Tư liệu THQHVN

Trung đoàn đã quyết định đánh chiếm 206 bằng cách đào chiến hào lấn dần, bí mật luồn qua các lớp hàng rào dây thép gai cứ điểm. Như vậy, khi tiến công không mất thời gian và tiêu hao lực lượng khi phá hàng rào, mà bất ngờ từ chiến hào vọt lên đánh chiếm đầu cầu, tiến thẳng vào trung tâm. Ta gọi là chiến thuật đánh vây lấn, một sáng tạo của Trung đoàn 36”.

Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn. Ảnh: Tư liệu gia đình.

Đêm 21 rạng 22/4/1954, Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn hạ lệnh cho các đơn vị đào chiến hào xung phong đánh chiếm lô cốt đầu cầu với ý định để hôm sau tiến công tiêu diệt cứ điểm. Nhờ cách đào hào lấn dần qua cửa mở, quân ta giữ thế bất ngờ, ít thương vong, cả ba mũi ta chỉ dùng một trung đội, đã nhanh chóng đánh chiếm được đầu cầu. Các chiến sĩ Trung đoàn 36 với phép “độn thổ” đã từ lòng đất đột ngột xông lên giữa sự kinh ngạc không tưởng tượng nổi của binh lính Pháp. 

Trung tướng Phạm Hồng Sơn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội thảo Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Ảnh: Nguyễn Văn Kự.

Rạng sáng 22/4/1954, toàn bộ quân địch ở cứ điểm 206 bị tiêu diệt và bắt sống. Trung đoàn 36 chỉ có 2 chiến sĩ bị thương nhẹ./.

Xin trân trọng chia sẻ với đồng bào về những hình ảnh ấn tượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mỗi lần tới Điện Biên Phủ trong 50 năm.

2 phút

2 phút

Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Vũ Lăng - Tư lệnh Quân đoàn 3, Thiếu tướng Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 là 3 trong 4 Tư lệnh Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975) từng là 3 Trung đoàn trưởng giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

2 phút

2 phút

“Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ”, cố Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nguyễn Minh Tiến - một trong hai thành viên bảo vệ Hội nghị Genève 1954 - từng kể về hoạt động bảo vệ phái đoàn nước ta tham dự hội nghị.

2 phút

2 phút

“Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn”, Thiếu tướng Hồ Phương, từng là chiến sỹ của Sư đoàn 308 kể chuyện ít biết về phép “độn thổ” của chiến sỹ Điện Biên.

2 phút

2 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0