Chuyện về những người bảo vệ phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954

“Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ”, cố Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nguyễn Minh Tiến - một trong hai thành viên bảo vệ Hội nghị Genève 1954 - từng kể về hoạt động bảo vệ phái đoàn nước ta tham dự hội nghị.

Nhân kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève về lập lại hòa bình tại Đông Dương, Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu những chuyện ít biết về hoạt động bảo vệ đặc biệt này. 

Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Genève do Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 25/4/2024 tại Hà Nội. Ảnh: Chí Hiếu.

Trung tuần tháng 3/1954, Chính phủ ta cử một phái đoàn đi dự Hội nghị Genève (Thụy Sĩ) chuẩn bị kế hoạch bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn hơn 30 người, trong đó có 5 thành viên chính, do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn. 

Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng tại phòng làm việc trong thời gian họp Hội nghị Genève 1954. Ảnh: Vũ Năng An.

Ngày 21/3/1954, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp giao nhiệm vụ cho hai ông Nguyễn Minh Tiến và Lê Hữu Qua đi theo làm công tác bảo vệ phái đoàn. 

“Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ an toàn các đồng chí trong phái đoàn đàm phán, bảo vệ nơi ở và làm việc, bảo vệ bí mật và tài liệu, chủ trương của ta trong đàm phán, chống tình báo địch thâm nhập, moi hỏi tin tức, chống nghe trộm bằng phương tiện kỹ thuật’, ông Nguyễn Minh Tiến cho biết trong hồi ức. 

Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954. Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Sự có mặt của Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève (Thuỵ Sĩ) với hơn 30 con người bằng xương bằng thịt, chứ không phải những “bóng ma” như thực dân Pháp đồn thổi, đã khiến các cơ quan tình báo nước ngoài ra sức tìm hiểu: Số lượng người dự, thành phần, chủ trương đàm phán, địa điểm xuất phát, nơi dừng chân nghỉ... 

Ông Nguyễn Minh Tiến (1922 - 1998). Ảnh: Gia đình cung cấp.

Để công tác bảo vệ được chu đáo, ông Nguyễn Minh Tiến và Lê Hữu Qua đã đề nghị Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng cho phép tổ chức một cuộc họp toàn đoàn để xác định vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong công tác bảo vệ. Ngoài nhiệm vụ tuần tra, canh gác khu nhà phái đoàn ở, hai ông còn xây dựng bản nội quy bảo vệ, đặc biệt quy định phải giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn... 

Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, như trong hồi ức của ông Nguyễn Minh Tiến, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Phái đoàn Hội nghị Genève 1954. Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Chỉ có hai người bảo vệ phái đoàn song nhờ có sự chuẩn bị kế hoạch chu đáo, ông Nguyễn Minh Tiến và ông Lê Hữu Qua đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Về nước, tiếp tục công tác tại Bộ Công an, ông Lê Hữu Qua (1914 - 2001) là Cục trưởng đầu tiên của Cục Cảnh sát Nhân dân; còn ông Nguyễn Minh Tiến (1922 - 1998) nhiều năm liền đảm nhận công tác Thứ trưởng Bộ Nội vụ (1976 - 1991) nay là Bộ Công an. 

Sách “Hội nghị Genève về Đông Dương năm 1954 - Góc nhìn của người trong cuộc”. Ảnh: Gia đình ông Nguyễn Minh Tiến cung cấp.

Nghỉ hưu, ông Nguyễn Minh Tiến đã dành thời gian viết sách “Hội nghị Genève về Đông Dương năm 1954 - Góc nhìn của người trong cuộc”. Cuốn sách được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cấp phép phát hành đúng dịp kỷ niệm 100 năm sinh tác giả (2022)./. 

Xin trân trọng chia sẻ với đồng bào về những hình ảnh ấn tượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mỗi lần tới Điện Biên Phủ trong 50 năm.

2 phút

2 phút

Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Vũ Lăng - Tư lệnh Quân đoàn 3, Thiếu tướng Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 là 3 trong 4 Tư lệnh Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975) từng là 3 Trung đoàn trưởng giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

2 phút

2 phút

“Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ”, cố Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nguyễn Minh Tiến - một trong hai thành viên bảo vệ Hội nghị Genève 1954 - từng kể về hoạt động bảo vệ phái đoàn nước ta tham dự hội nghị.

2 phút

2 phút

“Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn”, Thiếu tướng Hồ Phương, từng là chiến sỹ của Sư đoàn 308 kể chuyện ít biết về phép “độn thổ” của chiến sỹ Điện Biên.

2 phút

2 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0