Chuyện ít biết về đơn vị tiền thân của Quân chủng Phòng không Không quân

Hoạt động trong kháng chiến chống Pháp của Ban nghiên cứu Không quân trực thuộc Bộ Tổng tham mưu - cơ quan tiền thân của Quân chủng Phòng không Không quân ngày nay - còn ít được biết đến.

Đầu năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp đã bước sang giai đoạn mới "tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công". Để chuẩn bị xây dựng bộ đội chủ lực, Bộ Tổng tham mưu kiến nghị với Bộ Tổng tư lệnh thành lập tổ chức ban đầu của không quân, hải quân và một số binh chủng khác. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cho ý kiến phải báo cáo và xin chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi quyết định. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu trưởng cùng Đại tá Phan Phác - Phó Tổng tham mưu trưởng (nguyên Cục trưởng Cục Quân huấn) đến báo cáo và xin chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đại tá Phan Phác - Phó Tổng tham mưu trưởng - phụ trách Ban Nghiên cứu Không quân.
Ảnh: Tư liệu gia đình.

Nghe báo cáo tình hình cụ thể xong, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: Lúc này, tận dụng tất cả những cơ sở vật chất kỹ thuật ta có thể xây dựng tổ chức ban đầu cho không quân là phù hợp với cục diện cuộc kháng chiến của ta, nhưng phải theo khả năng thực tế và nhu cầu thiết yếu từng thời điểm. Do đó, bây giờ chỉ thành lập Ban nghiên cứu Không quân để tìm hiểu tổ chức và hoạt động của không quân Pháp, nghiên cứu cách phòng chống, xây dựng cơ sở nghiên cứu ban đầu...

Ngày 9/3/1949, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ký quyết định thành lập Ban nghiên cứu Không quân do Đại tá Phan Phác - Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách. Nhận nhiệm vụ, Phó Tổng tham mưu trưởng Phan Phác lên Chiêm Hoá, Tuyên Quang, kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của đội huấn luyện không quân. Thấy hai máy bay (vốn liếng ban đầu của không quân) đã được lắp ráp lại hoàn chỉnh, bảo dưỡng tốt; sân bay làm đúng quy cách; cán bộ có thể đảm đương được nhiệm vụ phụ trách và huấn luyện chuyên môn, Bộ Tổng Tham mưu thực thi quyết định của Bộ Quốc phòng Tổng tư lệnh. 

Đại tá Phan Phác dự lễ khai giảng khóa 2 Ban nghiên cứu Không quân (1950).
Ảnh: Tư liệu gia đình.

Ông Hà Đổng - cán bộ cơ quan Bộ Quốc phòng (đã tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn) làm Trưởng ban. Ông Đoàn Mạnh Nghi - cán bộ Bộ tổng Tham mưu phụ trách công tác đảng, công tác chính trị. Ông Lê Văn Nho - cán bộ Cục Quân huấn phụ trách tiểu ban nghiên cứu sân bay. Ông Lê Thạch Liên - đội trưởng đội huấn luyện không quân cũ phụ trách tiểu ban nghiên cứu khí tượng. Ông Nguyễn Văn Đống - đội trưởng đội dịch vụ cũ phụ trách tổ bảo dưỡng máy bay. . . 

Ban nghiên cứu Không quân mở một lớp lái máy bay gồm 28 học viên học tập trong 4 tháng. Lớp này kết thúc vào đúng lúc Bộ tổng Tham mưu bắt đầu chuẩn bị Chiến dịch Biên giới. Để bảo vệ vùng trời Thủy Khẩu - cửa ngõ ra vào duy nhất thời bấy giờ giữa ta và nước CHND Trung Hoa, Bộ Tổng Tham mưu điều số học viên vừa tốt nghiệp các lớp lái máy bay sang Thủy Khẩu (biên giới Quảng Tây - Cao Bằng) huấn luyện. Tiếp theo lớp hoa tiêu ấy, Ban nghiên cứu Không quân mở đồng thời 3 lớp chuyên ngành: Lớp hoa tiêu 2 gồm 28 học viên, lớp khí tượng 31 học viên, lớp thợ máy 28 học viên. Thời gian học tập 6 tháng.

Họp mặt truyền thống Ban nghiên cứu Không quân (2006). Ảnh: Tư liệu KMS.

Bước sang năm 1951, Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định giải thể Ban nghiên cứu Không quân, tập trung lực lượng để xây dựng bộ đội chủ lực thành những đại đoàn mạnh, đặc biệt là thành lập đại đoàn công binh và pháo binh gọi tắt là Đại đoàn Công pháo 351. Tuy chỉ tồn tại và hoạt động trong 3 năm, Ban nghiên cứu Không quân đã đánh dấu một bước phát triển mới về chiến cuộc chống thực dân xâm lược Pháp cũng như về xây dựng lực lượng vũ trang, là tiền thân của Quân chủng Phòng không Không quân hiện nay./. 

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0