Nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Phước Thọ từ trần

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Lê Phước Thọ - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, từ trần tại nhà riêng (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) vào sáng 6/7, hưởng thọ 96 tuổi.

Ông Lê Phước Thọ, bí danh là Sáu Hậu, sinh ngày 25/12/1927, vào Đảng ngày 10/2/1945; quê quán xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ông Lê Phước Thọ từng giữ chức: Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, VII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV (dự khuyết), V, VI, VII; Trưởng ban Tổ chức Trung ương (6/1991 - 7/1996); Đại biểu Quốc hội Khóa VIII.

Ông Lê Phước Thọ (1927 - 2023).

1970 - 1975: Ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, được bổ sung vào khu ủy.

9/1976 - 1979: Ông giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Tháng 12/1976, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3/1982, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang (gồm TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng ngày nay).

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc tết ông Lê Phước Thọ (2022). Ảnh: TTXVN.

Tháng 12/1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, phân công làm Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương (đến tháng 4/1989).

Từ tháng 6/1991 - 7/1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, phân công làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong lễ ra mắt hồi ký ông Lê Phước Thọ (2020).

Cuộc đời ông Lê Phước Thọ ghi dấu ấn trong việc đổi mới lĩnh vực nông nghiệp tại địa bàn Tây Nam Bộ và công tác tổ chức cán bộ Trung ương. Năm 2020, ông Lê Phước Thọ cho ra mắt hồi ký “Dấu chân in đậm trên quê hương, đất nước” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật).

Hồi ký “Dấu chân in đậm trên quê hương, đất nước” của ông Lê Phước Thọ.

Thông tin lễ tang ông Lê Phước Thọ sẽ được thông báo sau.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0