Dấu ấn của ông Lê Phước Thọ trong Nghị quyết khoán 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp

Nghị quyết số 10-NQ/TW - thường gọi tắt là “Khoán 10” về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp ở nước ta - có dấu ấn quan trọng của ông Lê Phước Thọ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Đại biểu Quốc hội khoá VIII (1987 - 1992), người vừa qua đời ngày 6/7, hưởng thọ 97 tuổi.

Cuối năm 1986, Trung ương điều động ông Lê Phước Thọ - Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang (gồm TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng ngày nay) ra làm Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương. Vừa chân ướt chân ráo ra Hà Nội, ngày 3/1/1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gọi ông đến nhà riêng giao nhiệm vụ: “Bộ Chính trị điều động đồng chí ra Trung ương phụ trách nông nghiệp để giải quyết lương thực cho cả nước...".

Hồi ký của ông Lê Phước Thọ

Nhận nhiệm vụ từ Tổng Bí thư, dù thấy vinh dự song do là người có trách nhiệm nên ông hết sức băn khoăn, trăn trở. Trong hồi ký “Dấu chân in đậm trên quê hương, đất nước” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020), ông Lê Phước Thọ chia sẻ, điều ông suy nghĩ rất nhiều là nhân dân nhiều vùng trong cả nước đang thiếu lương thực, bị đói trên diện rộng. Bây giờ người lãnh đạo làm như thế nào để sản xuất lương thực vừa đủ ăn lại có dự trữ quốc gia, đồng thời có sản lượng lúa hàng hóa xuất khẩu gạo bằng và hơn Thái Lan. 

Ông đến gặp Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) Võ Văn Kiệt ở nhà riêng tại Hà Nội. Hai ông thống nhất cùng nhau nghiên cứu cơ chế, chính sách nông nghiệp nói chung, khai thác vựa lúa lớn nhất cả nước ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, có vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên…  Thời gian sau, chính ông Lê Phước Thọ làm Trưởng Tiểu ban xây dựng đề án đổi mới nông nghiệp. 

“Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp" (sau này là Nghị quyết số 10-NQ/TW) là đề án lớn, có tầm cỡ quốc gia. Ông Lê Phước Thọ đã dành 9 tháng (từ ngày 26/3 đến ngày 25/12/1987) đi khảo sát 4 vùng kinh tế khác nhau. Trong quá trình đi khảo sát và qua các cuộc hội nghị, có nhiều ý kiến đóng góp bản dự thảo đề án. Các ý kiến thảo luận, tranh luận sôi nổi, thẳng thắn, tâm huyết, có thuận, có trái ngược... làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, gợi mở nhiều vấn đề mới cho cả trước mắt và lâu dài. 

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn viếng ông Lê Phước Thọ (sáng 7/7).

“Điều đáng phấn khởi là tuyệt đại đa số đảng viên, cán bộ và nông dân đồng tình, ủng hộ, hoan nghênh, tôi và các đồng chí trong Tiểu ban xây dựng đề án thở phào nhẹ nhõm và bảo với nhau rằng: "Nghị quyết đã đi vào lòng của nông dân rồi". Nhân dân cả nước có lương thực đủ ăn, sẽ thoát khỏi nạn đói, chấm dứt tình trạng nhập khẩu lương thực và đi mua lương thực bằng tem phiếu và xếp hàng” - ông Lê Phước Thọ chia sẻ trong hồi ký. 

Bản dự thảo Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp sửa đi sửa lại đến lần thứ 5 mới trình Bộ Chính trị khóa VI xem xét, quyết định. Một số đồng chí trong Bộ Chính trị cho rằng dự thảo sẽ làm tan rã hợp tác xã, tạo điều kiện cho trung nông, phú nông phục hồi và xóa chủ nghĩa xã hội; làm ruộng đất manh mún, khó cơ giới hóa nông nghiệp… Song dự thảo Nghị quyết được đồng chí Phạm Văn Đồng - Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Thủ tướng Chính phủ đồng tình và nhất trí cao.

Ngày 5/4/1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW. Nghị quyết lịch sử này, nhân dân gọi tắt là "Khoán 10".

Không phải đợi lâu, thực tế vụ mùa năm 1988-1989, sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn thóc, vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, vừa có gạo xuất khẩu. “Nạn đói được giải quyết, thật bất ngờ, không ai nghĩ đến” - ông Lê Phước Thọ kể lại trong hồi ký./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0