Đồng chí Trường Chinh - Người cổ vũ Quốc hội đổi mới

Trong 21 năm làm Chủ tịch Quốc hội (1960 – 1981) và sau này làm Cố vấn BCH Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh (9/2/1907 – 30/9/1988) luôn cổ vũ Quốc hội đổi mới. Đúng tròn 35 năm ngày đồng chí Trường Chinh đi xa, THQHVN xin được điểm lại một vài đóng góp của đồng chí với hoạt động đổi mới của Quốc hội.

**
*
Năm 1987, kỳ họp thứ 1 Quốc hội khoá VIII, đại biểu đã bầu ông Lê Quang Đạo làm Chủ tịch Quốc hội. Khi đảm nhận chức vụ này, ông Đạo nghĩ tới việc gặp đồng chí Trường Chinh - người đã làm Chủ tịch Quốc hội 5 khoá liên tục. Suốt quá trình công tác của mình, từ thời kỳ bí mật trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông Đạo vẫn được ông Trường Chinh dìu dắt trực tiếp khi là Bí thư Ban cán sự Hà Nội hay Bí thư Thành uỷ Hải Phòng; sau này làm công tác Đảng trong Quân đội (Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) ông Đạo vẫn được đồng chí Trường Chinh quan tâm. 

Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V (4/1975). Ảnh: tư liệu Văn phòng Quốc hội.

Cuộc gặp giữa Chủ tịch Lê Quang Đạo với đồng chí Trường Chinh - Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, kéo dài từ 15 giờ đến 16 giờ 30 phút ngày 21/10/1987, được ông Lê Quang Đạo ghi trong nhật ký. 

Tròn 80 tuổi, Cố vấn Trường Chinh không coi đây là cuộc gặp lại một người đồng chí cũ gần gũi, mà là buổi làm việc với Chủ tịch Quốc hội mới. Văn bản được Cố vấn chuẩn bị đặt sẵn trên mặt bàn. Về đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Cố vấn Trường Chinh đã nêu trong Dự thảo Nghị quyết Bộ Chính trị. Khi nghe ông Lê Quang Đạo hỏi về những công việc cụ thể cần thiết nhất của Quốc hội cần tập trung giải quyết hiện nay là gì; ông Trường Chinh trả lời: 

- Công tác lập pháp của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước là rất quan trọng để thể chế hóa Nghị quyết của Đại hội VI và các nghị quyết tiếp theo của Trung ương Đảng. Công tác xây dựng pháp luật của ta có cố gắng, nhưng còn quá chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Có mấy điểm cần chú ý khắc phục nhanh; tăng cường đội ngũ cán bộ làm luật... Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ít quan tâm công tác luật pháp vì quá bận về lãnh đạo quản lý kinh tế. Phải chú ý việc giám sát thi hành pháp luật, để pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong cả nước... 

Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh tiếp khách quốc tế. Ảnh: tư liệu Văn phòng Quốc hội.

“Tôi muốn biết thêm ý kiến của anh về công tác giám sát của Quốc hội”, ông Đạo hỏi thêm. Cố vấn Trường Chinh nói tiếp: 

- Công tác giám sát hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) và các cơ quan Nhà nước khác, là vấn đề không đơn giản và khó, hơn nữa, cũng khá tế nhị. 
Theo Cố vấn Trường Chinh: “Đối với những vấn đề xem xét giám sát phải đi đến kết luận rõ ràng, chính xác và có tính thuyết phục, nhằm làm tốt công việc chung, thực hiện tốt nghị quyết của Đảng”. Ông chia sẻ thêm với Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo:  

- Để thực hiện đổi mới hoạt động của Quốc hội và các cơ quan dân cử các cấp, cần phải thực hiện cho được việc mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Quốc hội và Hội đồng nhân dân, và việc công khai hóa hoạt động của các cơ quan đại biểu của dân. Đó là một việc làm cấp bách, song phải làm từng bước, không trì trệ song không thể nôn nóng.

Đồng chí Trường Chinh (1907 – 1988). Ảnh: tư liệu Văn phòng Quốc hội.

Chính sự quan tâm và cổ vũ của Cố vấn Trường Chinh đã tạo điều kiện để Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo tạo được những dấu ấn trong nhiệm kỳ của mình. Tiêu biểu là sự kiện đại biểu Quốc hội đề cử 2 ứng cử viên lựa chọn bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ) tháng 3/1988. Hoặc lần đầu tiên có cá nhân đại biểu trình dự án luật lên Quốc hội: Đó là đại biểu Huỳnh Ngọc Điền (Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh) với dự án Luật thuế sử dụng đất./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0