Kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh 2/9 (1945-2023): Ngày Độc lập 2/9/1945 qua bài tường thuật của Báo Cứu quốc

Ngày 2/9/1945, những dòng người từ khắp các ngả đã kéo về vườn hoa Ba Đình, hàng ngũ chỉnh tề chờ đón Chính phủ lâm thời ra mắt. Hôm đó, mọi người đều thấy mình cần phải có mặt trong ngày hội lớn đầu tiên của đất nước. Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu tóm lược nội dung bài tường thuật của nhà báo Hồng Hà (1928 - 2011) - nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, khi đó là phóng viên báo Cứu quốc về quang cảnh Ngày Độc lập 78 năm về trước.

Hà Nội tưng bừng màu đỏ, bát ngát cờ, đèn và hoa. Các biểu ngữ bằng tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa, Nga chăng khắp các đường phố: "Nước Việt Nam của người Việt Nam!", "Ủng hộ Chính phủ lâm thời!", "Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh!", "Hoan nghênh phái bộ Đồng Minh!"…

Mới từ 12 giờ trưa, những nẻo đường dẫn vào vườn hoa Ba Đình, nơi được chọn để cử hành lễ "Ngày Độc lập", đã thấy cuồn cuộn những dòng người chảy đến. Đủ mặt các giới, các đoàn thể. Các anh em công nhân, các nhân viên sở công sở tư, các bô lão trong thành phố, các chị em phụ nữ, các anh em thanh niên, các trẻ em nhi đồng, v.v... 

Buổi lễ này còn có những người từ trước tới nay vẫn vắng mặt trong các cuộc biểu tình chính trị: Các nhà tu hành. Tất cả, hôm đó, đều không giữ sự phân biệt của mọi ngày thường về đẳng cấp, về tín ngưỡng, về nam nữ, về thế hệ...

14 giờ. Các nhân viên của Chính phủ tới để khai mạc cuộc lễ. Một đội tự vệ súng lục cầm tay đứng chen khít nhau thành một hàng rào tròn quanh kỳ đài. Lính bồng súng đứng dàn ra cho đến đầu con đường Cột Cờ (nay là đường Điện Biên Phủ, Hà Nội).  Mọi người im lặng hồi hộp đợi cho đến lúc đội quân nhạc cử bài kèn chào. 

Giữa vườn hoa Ba Đình dựng sẵn một lễ đài cao, căng vải đỏ và trắng và một cột cờ sơn trắng vươn lên cao chót vót. Các đoàn thể tới dự lễ, theo trật tự đã được ban tổ chức định sẵn, đứng bao quanh lễ đài. Gần lễ đài nhất là đoàn thể các bô lão thành phố Hà Nội, đoàn thể Phật giáo, đoàn thể Công giáo và đoàn thể phụ nữ. Một đơn vị bộ đội, lưỡi lê cắm ở đầu súng, sáng loáng, đứng giàn phía sau kì đài.

Khi các thành viên trong Chính phủ bước lên kỳ đài, tất cả sự chú ý của nhân dân Thủ đô đều dồn cả vào vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời lần đầu tiên ra mắt quốc dân để tuyên bố chính thức về sự thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Buổi lễ bắt đầu. Lá cờ màu đỏ sao vàng được từ từ kéo lên kỳ đài. Cùng lúc đội quân nhạc cử bài Tiến quân ca. Trên kỳ đài, các nhân viên Chính phủ đầu trần đứng lên giơ nắm tay chào. Bên dưới, một rừng cánh tay cũng giơ lên. Một sự im lặng trang nghiêm.

Ông Nguyễn Hữu Đang - Thứ trưởng Bộ Thanh niên, đại biểu Ban Tổ chức ngày Lễ Độc lập, bước ra đứng trước máy truyền thanh đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông Nguyễn Hữu Đang giới thiệu xong, Chủ tịch Chính phủ lâm thời đứng lên đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Đoàn xe hơi của Chính phủ có đội cảnh sát đi trước dẫn đầu. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ngồi trong xe ô tô tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Bắc Bộ Phủ đến vườn hoa Ba Đình.

Chính phủ lâm thời do Quốc dân Đại hội bầu lên trịnh trọng tuyên bố cho cả thế giới và quốc dân rằng nền Độc lập và dân chủ của nước Việt Nam đã thành lập.

Dứt lời tuyên ngôn đanh thép có một giá trị lịch sử lớn lao, tất cả quốc dân dưới đài đều đồng thanh cất tiếng lên hoan hô như sấm vang trong một sự nhiệt liệt, say sưa chưa bao giờ thấy.

Đứng trước lá quốc kỳ, đứng trước quốc dân, các thành viên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bỏ mũ, đứng thẳng người, thề rằng:

Sẽ kiên quyết lãnh đạo toàn dân giữ vững nền Độc lập cho Tổ quốc và thực hiện bản chương trình của Việt Minh đặng mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc; trong lúc giữ nền Độc lập, sẽ kiên quyết vượt qua mọi nơi khó khăn, nguy hiểm dù phải hi sinh tính mệnh cũng không từ./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0