Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sửa lời gì trong bài Quốc ca?

Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào (16/8/1945), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chọn bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) làm Quốc ca.

BỮA TIỆC CÁ LUỘC TRONG NẠN ĐÓI

Trong hồi ký “Bài Tiến quân ca"  đăng báo năm 1987 nhạc sĩ Văn Cao cho biết, “Tiến quân ca” được sáng tác tại căn gác hẹp số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày nay. Ban đầu, chỉ có hai người bạn tới ở cùng Văn Cao, sau đấy lại thêm ba người nữa. Họ đều là những hội viên hướng đạo sinh, được gia đình nuôi nấng, không phải lo đến chuyện làm ăn. Thỉnh thoảng, họ mang lều ra ngoại thành để cắm trại, ca hát. Nhưng rồi, căn gác ấy ngày càng đông người, dần biến thành một quán trọ của những người thất nghiệp, như Văn Cao nhìn nhận về sau. Cái đói đã trói những thanh niên hướng đạo nằm bẹp trong gác chật, họ nhịn đói và không biết nói gì thêm. 

Nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 10/7/1995). Ảnh: NSNA Võ An Ninh.

Một hôm, tất cả nhóm thanh niên đều vùng dậy, mắt sáng lên khi thấy Văn Cao từ Hàng Than về, khệ nệ xách lên gác một con cá mè dài gần một sải tay. Con cá do bà mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc cho. Đói lòng được một bữa no. Gần nửa thế kỷ sau, nhớ lại miếng khi đói, Văn Cao xúc động: “Bà mẹ nhạc sĩ ấy nay đi mất rồi, nhưng chúng tôi không thể quên ngày chúng tôi nhờ mẹ mà có một bữa đỏ lửa trên sân gác, một bữa "tiệc" với món cá luộc chấm muối chưa bao giờ ngon lành và no nê đến thế”. 

Và rồi, tin từ Nam Định lên - Văn Cao kể tiếp - cho biết, mẹ tôi và các em đã về quê và đang bị đói. Họ đang tìm mọi cách để sống qua ngày như mọi người đang chờ một cái chết thật chậm, tự ăn mình như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, của các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ nhiều hôm. Tất cả đang chờ tôi tìm cách giúp đỡ. Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài hát.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Văn Cao nhớ anh Vũ Quý, người thủ lĩnh hướng đạo ở Hải Phòng đã dìu dắt ông thoát ly hoạt động Việt Minh. Lần gặp mới đây, Vũ Quý “đặt hàng” Văn Cao sáng tác một bài hát gửi lên chiến khu Việt Bắc cho các chiến sĩ giải phóng. Chưa biết chiến khu, chưa gặp các chiến sĩ cách mạng để biết họ hát như thế nào, trong đầu người nhạc sĩ trẻ vừa qua tuổi 20 chỉ nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị làm sao cho chiến sĩ quân giải phóng có thể hát được. Những nốt nhạc đầu tiên đã đến và vang lên trong đầu: “Đoàn quân Việt Minh đi/ Chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa”…

Nhạc sĩ Văn Cao trong ngày nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất (1993). Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Cứ thế, với hướng của Vũ Quý dặn dò và những người nghèo đói đã gặp, Văn Cao hoàn thành bản “Tiến quân ca” với những nốt nhạc vang lên trên gác ngôi nhà 45 phố Nguyễn Thượng Hiền. 
Bài “Tiến quân ca” đã lên đến khu giải phóng Tân Trào trước ngày Tổng khởi nghĩa. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã quyết định chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam mới.

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SỬA LỜI QUỐC CA

Năm 1955, xét thấy “lời cũ có một số câu không được rõ nghĩa” và “có thể bị hiểu lầm”, Chính phủ đề nghị sửa lời của bài Quốc ca cho phù hợp. Trước đề xuất trên, Quốc hội đã lập một Tiểu ban nghiên cứu Quốc kỳ, Quốc ca và Quốc huy gồm 8 thành viên do ông Nguyễn Tấn Gi Trọng, đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, đứng đầu. Tôn trọng tính chất lịch sử của bài Quốc ca, Quốc hội đã mời nhạc sĩ Văn Cao đến góp ý. 

Một bản “Tiến quân ca” được sửa chữa đã ra đời đệ trình lên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ Chủ tịch Chính phủ tiếp tục cân nhắc và sửa 1 lỗi chính tả (chữ “xây xác” thay cho “xây sác”), thay chữ “bền gan lập chiến khu” bằng “cùng nhau lập chiến khu” và thay “Thề vì dân chiến đấu” bằng “Vì nhân dân chiến đấu”… 

Nhạc sĩ Văn Cao trong đêm nhạc Văn Cao tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh: Tư liệu Nhà văn Sơn Tùng.

Ngày 20/9/1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã thông qua bản Quốc ca đã được sửa lời và sử dụng cho đến hôm nay./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0