Đại biểu Quốc hội Trần Duy Hưng - vị Chủ tịch thành phố Hà Nội có tầm nhìn tương lai

Ngày 10/10/1954, trong đoàn cán bộ chiến sĩ “trùng trùng quân đi như sóng” từ 5 cửa ô vào nội thành được nhân dân Thủ đô hân hoan đón mừng, Đại biểu Quốc hội khóa I của Hà Nội, bác sĩ Trần Duy Hưng cùng Chủ tịch Ủy ban Quân chính, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ tiến vào tiếp quản Hà Nội.

Đảm nhận chức vụ từ tháng 10/1954 và được tín nhiệm đến tháng 6/1977, bác sĩ Trần Duy Hưng là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lâu năm nhất và được đánh giá là người có tầm nhìn của tương lai. 

Kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10) và 35 năm ngày mất Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng (1912 - 1988), Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu những hình ảnh bác sĩ Trần Duy Hưng với Thủ đô Hà Nội. 

Bác sĩ Trần Duy Hưng (bên trái) cùng Thiếu tướng Vương Thừa Vũ duyệt binh tại sân vận động Hà Nội dưới chân cột cờ. Ảnh: Tư liệu gia đình.
Bác sĩ Trần Duy Hưng (đi sau) và Thiếu tướng Vương Thừa Vũ tiến vào tiếp quản Toà thị chính Hà Nội (nay là trụ sở UBND thành phố Hà Nội). Ảnh: Tư liệu gia đình.
Bác sĩ Trần Duy Hưng (bìa trái) tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp đồng bào Thủ đô (10/1954). Ảnh: Tư liệu gia đình.
Bác sĩ Trần Duy Hưng, Đại biểu Quốc hội từ khoá I đến VIII là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lâu năm nhất (1954 - 1977). Ảnh: Tư liệu gia đình.
Suốt trong thời gian làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Trần Duy Hưng luôn tích cực tham gia xây dựng Thủ đô, không chỉ bằng lao động trí óc mà cả lao động chân tay ông cũng không ngần ngại. Ảnh: Tư liệu gia đình.
Luôn quan tâm và lắng nghe trí thức Thủ đô, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tới thăm gia đình Giáo sư Lương Định Của. Ảnh: Tư liệu gia đình.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng gắn biển tên đường Điện Biên Phủ (5/1964). Ảnh: Tư liệu gia đình.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng tháp tùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh thăm hỏi nhân dân khu tập thể An Dương bị máy bay Mỹ ném bom (12/1972). Ảnh: Tư liệu gia đình.
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng báo cáo tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa IV (1972). Ảnh: Tư liệu gia đình.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng phát biểu tại Hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước (1976). Ảnh: Tư liệu gia đình.

 

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0