Nhân chứng cuối cùng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đại tá Hoàng Long Xuyên từ trần

Đại tá Hoàng Long Xuyên nhân chứng cuối cùng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã từ trần vào hồi 11 giờ, ngày 27/8/2023 (tức ngày 12/7 năm Quý Mão) hưởng thọ 107 tuổi tại nhà riêng (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

Đại tá Hoàng Long Xuyên, tên khai sinh là Hoàng Văn Tứ, sinh năm 1917 tại xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Năm 24 tuổi, Hoàng Long Xuyên được đoàn thể cử sang Trung Quốc học quân sự tại Phân hiệu trường Võ bị Hoàng Phố. Tại đây, ông đã cùng học và rèn luyện quân sự với nhiều đồng chí, về sau đã giữ những chức vụ cao cấp trong quân đội như Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đàm Quang Trung, Thượng tướng Vũ Lập, Trung tướng Nam Long… 

Đại tá Hoàng Long Xuyên chia sẻ kỷ niệm những năm tháng học quân sự tại Trung Quốc. Ảnh: Kiều Mai Sơn.

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Hoàng Long Xuyên về sau mấy ngày, được phân công làm tiểu đội trưởng. Đầu năm 1945, Tiểu đội trưởng Hoàng Long Xuyên nhận nhiệm vụ chỉ huy một cánh quân “Đông tiến” đánh thông đường từ Cao Bằng theo đường số 4 qua Tràng Định tiến đến các huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn. Đơn vị của ông đã nhanh chóng diệt đồn Pò Mã làm bàn đạp để tháng 8/1945 kéo quân vào tỉnh lỵ Lạng Sơn thành lập chính quyền cách mạng. Từ đây, đời binh nghiệp của ông gắn bó với Lạng Sơn: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28 - Lạng Sơn; Tỉnh đội trưởng Lạng Sơn. 

Đại tá Hoàng Long Xuyên và quay phim Minh Công - THQHVN. Ảnh: Kiều Mai Sơn.

Là người xây dựng các đơn vị quân đội từ thuở ban đầu nên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp lấy tên ông gọi thay cho phiên hiệu đơn vị là “bộ đội Long Xuyên”. Năm 1949, ông Hoàng Long Xuyên còn là Phó Tư lệnh cánh quân phía tây Chiến dịch Thập vạn Đại sơn tham gia giúp Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đánh bại quân đội Tưởng Giới Thạch, góp phần thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949). 

Đại tá Hoàng Long Xuyên (1917 - 2023). Ảnh: Kiều Mai Sơn.

Miền Bắc được giải phóng, năm 1962, ông về làm Tư lệnh Công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) Khu tự trị Việt Bắc, sau đó làm Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông làm Trưởng phòng Điều tra hình sự - Bộ đội Biên phòng. Tháng 5/1984, Đại tá Hoàng Long Xuyên nghỉ hưu.

Ghi nhận những công lao và đóng góp của Đại tá Hoàng Long Xuyên, Đảng và Nhà nước tặng thưởng ông nhiều huân huy chương cao quý:  Huân Chương Độc lập Hạng Nhất; Huân chương Quân công Hạng Ba, Cán bộ lão thành cách mạng, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng…

Lễ viếng Đại tá Hoàng Long Xuyên bắt đầu từ 19h30 phút ngày 27/8/2023. Lễ truy điệu vào hồi 7 giờ 00, ngày 29/8/2023. An táng tại nghĩa trang tổ dân phố An Thái , thị trấn Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0