Lần đầu tiên tác giả là người nước ngoài được xem xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật. Lần đầu tiên tác giả là người nước ngoài có tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật, nghiên cứu về Việt Nam sẽ được đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh", “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.

Nghị định nêu rõ, việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật phải bảo đảm nguyên tắc: Tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình (tác phẩm, công trình) về văn học, nghệ thuật của tác giả chỉ được đề nghị xét tặng một chuyên ngành về văn học, nghệ thuật.

Giải thưởng Hồ Chí Minh trao tặng NSND Trần Bảng năm 2017.
Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của tác giả đã được tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thì không được kết hợp với tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật khác để đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.

Hội đồng các cấp chỉ được trình cấp trên có thẩm quyền xem xét các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định.

Chủ tịch Nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017.
Ảnh: Cổng TTĐT Bộ VH-TT&DL.

Điều kiện xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật: 

Tác giả là người nước ngoài có tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật, nghiên cứu về Việt Nam đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh", “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục tập quán tốt đẹp của Việt Nam.

Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đã được công bố, sử dụng dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1945. Thời gian tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng tối thiểu là 5 năm đối với “Giải thưởng Hồ Chí Minh" và 3 năm đối với “Giải thưởng Nhà nước” tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao hoặc Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương.
Không có tranh chấp về quyền tác giả kể từ thời điểm được công bố, sử dụng hoặc có tranh chấp nhưng đã được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm nộp hồ sơ xét tặng.

 

Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho NSND Trần Bảng năm 2017. Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Tiêu chuẩn xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" và “Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật:


Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng;
b) Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.

2. Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng sau năm 1993, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng;
b) Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam;
c) Được tặng ít nhất một Giải Vàng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật do Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương tổ chức hoặc giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế;
d) Mỗi tác phẩm trong cụm tác phẩm hoặc mỗi công trình trong cụm công trình về văn học, nghệ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản này;
Kịch bản được dựng thành phim và công chiếu hoặc kịch bản được đàn dựng thành vở diễn và công diễn hoặc kịch bản múa được dàn dựng và công diễn phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản này./.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Vũ Lăng - Tư lệnh Quân đoàn 3, Thiếu tướng Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 là 3 trong 4 Tư lệnh Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975) từng là 3 Trung đoàn trưởng giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

2 phút

2 phút

“Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ”, cố Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nguyễn Minh Tiến - một trong hai thành viên bảo vệ Hội nghị Genève 1954 - từng kể về hoạt động bảo vệ phái đoàn nước ta tham dự hội nghị.

2 phút

2 phút

“Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn”, Thiếu tướng Hồ Phương, từng là chiến sỹ của Sư đoàn 308 kể chuyện ít biết về phép “độn thổ” của chiến sỹ Điện Biên.

2 phút

2 phút

Ngôi nhà số 47 phố Trần Nhân Tông, số 4 phố Hàng Rươi, số 16 phố Cầu Gỗ, số 90 phố Thợ Nhuộm… là những địa chỉ ở Hà Nội lưu dấu Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 6/9/1931) trong thời gian đồng chí chuẩn bị viết bản Luận cương Chính trị lịch sử. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, Truyền hình Quốc hội Việt Nam kính mời bạn đọc về Thủ đô cùng ghé thăm những địa chỉ lịch sử này!

2 phút

2 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0