Anh hùng Đặng Đức Song - Dũng sĩ Đồi Xanh từ trần

Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Đức Song, Đại biểu Quốc hội khoá II, đã từ trần hồi 14 giờ 45 phút ngày 29/7/2023, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 90 tuổi.

Anh hùng Đặng Đức Song sinh năm 1934, tại xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, trú quán phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Năm 1952, ông vào quân đội, biên chế ở Đại đội 28, Tiểu đoàn 439, Trung đoàn 98, Đại đoàn 316. 

Tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, xạ thủ trung liên Đặng Đức Song cùng 23 chiến sĩ khác phòng ngự ở cao điểm 781 - tên gọi mật là Đồi Xanh. Trung đội 11, Đại đội 28 đã chốt phòng ngự liên tục tại đây suốt 32 ngày đêm, đánh lui tất cả các đợt tấn công của quân Pháp. Đồi Xanh trở thành “đồi đỏ” vì màu của đất bị bom đạn xới tung hết lên. Trưa 6/3/1954, Trung đoàn trưởng Vũ Lăng đã đến gắn Huân chương Chiến công cho Trung đội 11 ngay tại chiến hào. Chính ủy Đại đoàn 316 Chu Huy Mân quyết định tặng danh hiệu “Dũng sĩ Đồi Xanh” cho tất cả 24 chiến sĩ đã trấn giữ trên cao điểm 781 - Đồi Xanh.

Anh hùng Đặng Đức Song thời trẻ.

Khi chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu, ông Đặng Đức Song tham gia chiến đấu quyết tử tại đồi C1 và đồi C2, phía đông phân khu trung tâm. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, ngày 7/5/1956, ông Đặng Đức Song, khi đó mới 22 tuổi, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba.
 
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội loại giỏi, năm 1964, ông được điều về công tác tại Nhà máy M1 thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc. Tại đây, từ một quản đốc phân xưởng vô tuyến điện, ông được tín nhiệm cử làm Giám đốc Nhà máy Thông tin M1 suốt 16 năm liền cho đến khi nghỉ hưu. Trước đó, năm 1960, Anh hùng Đặng Đức Song được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa II (1960 - 1964).

Ông bà Đặng Đức Song ôn lại kỷ niệm thời kháng chiến. Ảnh: Lê Thắm.

Ghi nhận những công lao đóng góp của ông, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Anh hùng Đặng Đức Song nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; Huân chương Quân công hạng Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Lễ viếng Anh hùng Đặng Đức Song tổ chức hồi 9 giờ ngày 1/8/2023, tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Lễ truy điệu và đưa tang tổ chức hồi 10 giờ 30 phút cùng ngày. Hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội). Lễ an táng Anh hùng Đặng Đức Song tổ chức hồi 17 giờ 30 phút ngày 1/8, tại Nghĩa trang thôn Chi Đoan, xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0