Trao tặng bản thảo viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhà văn Sơn Tùng

Sáng 5/5, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Bộ Nội vụ) tổ chức lễ tiếp nhận tài liệu của nhà văn Sơn Tùng do gia đình trao tặng.

Tài liệu tiếp nhận lần này là bản thảo viết tay, đánh máy các tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhà văn Sơn Tùng.

Theo chia sẻ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, đây là những tư liệu chân thực, sinh động, đa dạng cùng với những tác phẩm từ chính ngòi bút của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và niềm say mê nghệ thuật của nhà văn Sơn Tùng.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tiếp nhận tài liệu của nhà văn Sơn Tùng

 
Đề tài về Hồ Chủ tịch gồm: Truyện ký “Nhớ nguồn”, “Cô đơn Người chẳng bao giờ cô độc”, “Bóng mát Bác Hồ”, “Kim Côn - Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bác Hồ”, “Người thủy thủ huyền thoại”, “Những chuyện về Bác Hồ cả trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn”….; tiểu thuyết “Búp sen xanh”, “Bông sen vàng”.

Đề tài truyện danh nhân gồm: “Con người và con đường” (viết về lão thành cách mạng Đặng Quỳnh Anh), “Truyện Trần Phú” (viết về Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng), “Người vẽ cờ Tổ quốc” (viết về liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến)…

Tiểu thuyết chiến tranh chống Mỹ có “Chiến khu Lõm” (khi xuất bản lấy tên Lõm).

Ghi nhận nỗ lực phi thường trong lao động nghệ thuật, ngày 14/7/2011, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định phong tặng nhà văn Sơn Tùng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Bản thảo tiểu thuyết Búp sen xanh – của nhà văn Sơn Tùng

 
Sinh thời, nhà văn Sơn Tùng đã gửi nhiều bản thảo, tác phẩm tới cơ quan lưu trữ quốc gia và được trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Lưu trữ. Đây là lần thứ ba, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tiếp nhận khối tài liệu lớn của ông.

Lần này, gia đình gửi bảo quản tại Trung tâm 15 băng video: “Bác Hồ đến Mỹ”, “Người chụp ảnh Bác Hồ”, “Dấu ấn thế kỷ”, “Những giờ phút cuối đời của Bác Hồ”, “Hẹn gặp lại Sài Gòn”… cùng nhiều hiện vật quý gắn với cuộc đời và sáng tác của nhà văn như đài radio, máy chữ, đồng hồ đeo tay, hộp đựng bút, bản khắc dấu, danh hiệu Anh hùng Lao động…

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0