PGS.NGƯT Đặng Thị Hạnh - con gái GS Đặng Thai Mai qua đời ở tuổi 94

Phó giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Đặng Thị Hạnh - tác giả cuốn hồi ức ‘Cô bé nhìn mưa’, con gái của Giáo sư Đặng Thai Mai - đã qua đời ngày 24/5, hưởng thọ 94 tuổi.

Bà Đặng Thị Hạnh sinh năm 1930, tại quê ngoại làng Quỳnh Đôi, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình danh giá, bà là con gái thứ hai của GS Đặng Thai Mai (1902 - 1984), Đại biểu Quốc hội khóa I tỉnh Nghệ An, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (1946).

PGS Đặng Thị Hạnh - ảnh: Thành Long. 

 Bà Đặng Thị Hạnh còn là nội tướng của Trung tướng Phạm Hồng Cư (1926 - 2021), nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

Nội tướng Đặng Thị Hạnh và Trung tướng Phạm Hồng Cư - ảnh: Thành Long. 

Năm 1956, tốt nghiệp Trường Đại học Văn khoa, bà về làm giáo viên trường cấp 3 Trưng Vương, sau đó bà đã gắn bó hàng chục năm với khoa Văn học trường Đại học Tổng hợp (nay là khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội). Năm 1992, bà được phong học hàm Phó Giáo sư, tiếp đó là danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
PGS.NGƯT Đặng Thị Hạnh là người có đóng góp lớn trong giảng dạy đại học và nghiên cứu văn học Phương Tây, đặc biệt là chuyên ngành Văn học Pháp, đã viết và dịch gần 20 cuốn sách và giáo trình, chủ yếu về văn học Phương Tây, văn học Pháp. Năm 2013, Chính phủ Pháp đã trao tặng PGS Đặng Thị Hạnh Huân chương Cành cọ hàn lâm.

Đại sứ Jean-Noël Poirier (thứ 4 từ phải sang) chúc mừng PGS Đặng Thị Hạnh (hàng trên, thứ 3 từ trái sang)  Huân chương Cành cọ hàn lâm (2013) - ảnh: Thành Long. 

Bà còn được công chúng yêu văn học biết đến với tác phẩm văn chương viết về gia đình với những biến động của lịch sử Việt Nam qua hồi ức “Cô bé nhìn mưa”. Hồi ức này được xuất bản lần đầu vào năm 2008, tái bản năm 2021 và được trao giải B Giải thưởng Sách quốc gia vào tháng 10/2022.

PGS.TS Phạm Quang Long nguyên Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội chia sẻ: “Tôi được học cô năm 1972, phần Lịch sử văn học Pháp, cụ thể là về V. Hugo. Nói cho công bằng, khi đó học ở nơi sơ tán, học không bao nhiêu nhưng ấn tượng về cô thì vô cùng sâu đậm: giản dị, quý phái về phong cách, siêu việt về trí tuệ, mẫu mực về sư phạm…”.

Trong ký ức của ông Long, khoa Văn học có 3 nữ giảng viên nổi tiếng giỏi về chuyên môn, đẹp về nhân cách là Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh và Hoàng Thị Châu. Đó là những giảng viên đại học mẫu mực về nghề và con người.

“Ở lại khoa, tôi hiểu các cô nhiều hơn. Các cô là những người thuộc tầng lớp tinh hoa đích thực. Chả cần phô ra những phẩm chất ấy mà cứ lặng lẽ sống, làm việc, như mình muốn và với tất cả những gì mình có, không theo thời, không “nhất thời hưng phấn” vì bất cứ điều gì”, PGS.TS Phạm Quang Long nhớ lại.

Lễ viếng PGS Đặng Thị Hạnh sẽ diễn ra từ 7h30 đến 8h30 ngày 29/5 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu lúc 9h. Lễ an táng được tổ chức cùng ngày tại Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên, xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

“Cô bé nhìn mưa” Đặng Thị Hạnh đã bay về trời./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0