Người có 21 năm làm Chủ tịch Quốc hội và 3 lần tham gia xây dựng Hiến pháp

Đồng chí Trường Chinh (9/2/1907 - 30/9/1988) giữ vị trí Chủ tịch Quốc hội 21 năm liên tục (1960 - 1981), là lãnh đạo Quốc hội có thâm niên lâu nhất từ trước tới nay. Nhân kỷ niệm 35 năm ngày mất của ông, THQHVN xin chia sẻ về những đóng góp của ông ở những bản Hiến pháp lịch sử: 1946, 1959 và 1980.

Hiến pháp 1946 đặt nền tảng của chế độ

Ngày 20/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34/SL lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cố vấn Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại đã thoái vị), ông Đặng Thai Mai, ông Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Lê Văn Hiến - Bộ trưởng Bộ Lao động, ông Nguyễn Lương Bằng và ông Đặng Xuân Khu (tức Tổng Bí thư Trường Chinh). Ban dự thảo Hiến pháp làm việc dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Trường Chinh. 

Sắc lệnh số 34/SL lập Ban dự thảo Hiến pháp. Ảnh: Tư liệu Trung tâm LTQG 3.

Sau đó, một bản dự thảo Hiến pháp được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh nghiên cứu để thảo luận và bổ sung. Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I (tháng 10/1946) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: Hiến pháp 1946. Đây là bản Hiến pháp “đặt nền tảng vững chắc cho Nhà nước ta, cho chế độ ta” như đánh giá của Đại biểu Quốc hội Cù Huy Cận. 

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, trong tình hình đất nước chia cắt làm 2 miền, Quốc hội khoá I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp. Nhiệm vụ Trưởng ban sửa đổi Hiến pháp được giao cho đồng chí Trường Chinh gánh vác. Ngày 31/12/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp 1959. Bản Hiến pháp này phù hợp với tình hình đất nước có chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc lúc đó. 

Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh khai mạc Kỳ họp thứ 1 Quốc hội thống nhất Khoá VI (2/61976). Ảnh: Tư liệu Văn phòng Quốc hội.

Đầu năm 1976, cuộc Tổng tuyển cử thống nhất đất nước thành công tốt đẹp. Tháng 7/1976, Quốc hội thống nhất họp phiên đầu tiên đã quyết định xây dựng bản Hiến pháp mới. Quốc hội cử ra Ủy ban Dự thảo Hiến pháp (gồm Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng trong Chính phủ, các vị nhân sĩ, trí thức, luật gia… đều là Đại biểu Quốc hội) do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch Ủy ban. 

Hiến pháp 1980 đưa đất nước tiến lên

Ông Nguyễn Giáp - nguyên Thư ký Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước) - kể lại: “Ủy ban Dự thảo Hiến pháp họp, cử ra Ban Thường trực để trực tiếp chấp bút soạn thảo từng phần của dự thảo Hiến pháp mới... Hằng ngày, Ban Thường trực làm việc chủ yếu ở 35 Ngô Quyền”. 

Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh chủ tọa phiên họp thứ 9 Ủy ban Dự thảo Hiến pháp (10/1980). Ảnh: Tư liệu Văn phòng Quốc hội.

Để chuẩn bị xây dựng dự thảo Hiến pháp và giúp cho Ban Thường trực có thêm tài liệu tham khảo, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh làm việc với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị tập hợp các bản Hiến pháp, dịch ra tiếng Việt. 

Thời gian đầu làm việc của Ban Thường trực, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh nói đại ý: Chúng ta có vinh dự được tham gia xây dựng bản Hiến pháp lần này của nước ta, chúng ta cần nghiên cứu kỹ hai bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 mà Bác Hồ đã chỉ đạo xây dựng để kế thừa, phát triển. Đồng thời, phải tham khảo các Hiến pháp của bạn. Song, điều chúng ta nên quan tâm hơn cả là ta đã có chính quyền hơn 30 năm trên một nửa đất nước, bây giờ đất nước đã thống nhất, ta cần có một bản Hiến pháp thích hợp để quản lý xã hội, giúp cho nước nhà phát triển hài hòa trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.... 

Quyền Chủ tịch Nước Nguyễn Hữu Thọ ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp 1980 (12/1980). Ảnh: Tư liệu Văn phòng Quốc hội.

Cuối tháng 8/1976, dự thảo Hiến pháp đã hình thành bản sơ thảo. Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh hằng ngày đến 35 Ngô Quyền làm việc với Ban Thường trực Dự thảo Hiến pháp. Ngày 18/12/1980, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980. Sau đó, Quyền Chủ tịch Nước Nguyễn Hữu Thọ đã ký Sắc lệnh công bố bản Hiến pháp này.

Hiến pháp 1980 như nhận xét của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là: Một bản Hiến pháp tốt để động viên toàn dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đưa đất nước tiến lên./. 

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0