Kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954 - 2024): Trận công kiên tiêu diệt đồn Độc Lập lúc bình minh

Đây là trận đánh thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ, diễn ra từ đêm 14/3 đến rạng sáng 15/3/1954. Cứ điểm đồi Độc Lập - người Pháp gọi là Gabrielle - nằm trên một quả đồi riêng rẽ không một bóng cây, dày đặc đường hào, ụ súng. Người Pháp gọi nó là "tàu phóng ngư lôi".

Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn Bộ binh Algérie số 7 tổ chức phòng ngự trên đồi đã được trang bị lại những vũ khí mới, kể cả súng có kính ngắm hồng ngoại chuyên để bắn trong đêm tối. Đây là trung tâm đề kháng duy nhất có hai tuyến phòng ngự hoàn chỉnh buộc đối phương khi tiến công phải đột phá hai lần. 

Di tích lịch sử cứ điểm Độc Lập. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Điện Biên.

Nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm đồi Độc Lập được giao cho Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312) do Trung đoàn trưởng Lê Thùy chỉ huy đánh vào hướng chủ yếu - hướng Đông Nam và Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) do Trung đoàn trưởng Bùi Nam Hà chỉ huy đánh vào hướng thứ yếu - hướng Đông Bắc. 

Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 165 - Trung tướng Lê Thuỳ (1922 - 1999). Ảnh: Báo Cao Bằng.

Đại đoàn Công Pháo 351 tập trung toàn bộ hỏa lực pháo binh trực tiếp yểm hộ.
Tiểu đoàn 255 (Trung đoàn 174) đánh nghi binh tại cứ điểm A1 - phân khu trung tâm. 
Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 Vương Thừa Vũ chỉ huy chung trận đánh. 

Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 88 - Thiếu tướng Bùi Nam Hà (1924 - 2019). Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.

18h ngày 14/3/1954: Chỉ huy trưởng Vương Thừa Vũ hạ lệnh cho pháo binh bắt đầu bắn vào các cứ điểm. Trung úy Moreau chỉ huy Đại đội 4 chết trong hầm.

Đến 24 giờ: Vẫn chưa có lệnh tiến công. Các tiểu đoàn rất sốt ruột và đều kiến nghị trung đoàn cho đánh ngay, không cần chờ hỏa lực của sơn pháo. Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn 165 họp bất thường và quyết định phải chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên, vì phải có đủ lực lượng hỏa lực chế áp địch mới đánh chắc thắng. 

Sơ đồ trận đánh cứ điểm Độc Lập. Ảnh: Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ.

Ngày 15/3/1954: Sơn pháo và súng cối 120 ly đã lên đủ. 

3h30: Chỉ huy trưởng Vương Thừa Vũ hạ lệnh tiến công. Trận đánh đồi Độc Lập bắt đầu. Các loại pháo của ta đồng loạt lên tiếng. Hỏa lực địch ở cửa mở (đột phá khẩu) gần như tê liệt. Trung đoàn 165 mở cửa rất thuận lợi. Sau ít phút bất ngờ, pháo binh Pháp bắn dồn dập vào các mũi xung kích của Việt Nam. Mũi tiến công của Trung đoàn 88 mở cửa chệch hướng, sau phải điều chỉnh lại, đã gặp các mũi xung kích của Trung đoàn 165. 

3h55: Cuộc chiến đấu diễn ra bên trong cứ điểm. Diễn biến quá nhanh khiến quân địch từ các cứ điểm khác không thể hỗ trợ cho Độc Lập. 

Bộ đội xung phong tiến công. Ảnh: Tư liệu.

5h: Hai cánh quân của Trung đoàn 88 và Trung đoàn 165 cùng kết thúc trận đánh. Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" đã được các chiến sĩ Trung đoàn 165 cắm lên sở chỉ huy của Pháp ở đồi Độc Lập. 

5h30: Quân Pháp cho 5 xe tăng dẫn 3 tiểu đoàn dù gồm 1.000 lính từ trung tâm Mường Thanh tiến ra phản kích, nhằm chiếm lại cứ điểm Độc Lập.

7h30: Toàn bộ xe tăng và quân dù phản kích quay đầu chạy về trung tâm Mường Thanh. Trận đánh kết thúc. Trung đoàn 165 và Trung đoàn 88 đã xóa sổ tiểu đoàn Bắc Phi, diệt 483 lính. Hơn 300 quân Algérie ra hàng. Cứ điểm đồi Độc Lập bị tiêu diệt hoàn toàn. 

Thủ tướng Pháp Édouard Philippe (đứng giữa) thăm di tích đồi Độc Lập 03/11/2018. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Điện Biên.


Đánh giá về 2 trận thắng lợi tại cụm cứ điểm Him Lam và cụm cứ điểm Độc Lập, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Đây là những trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta, những trận đầu tiên đánh vào tập đoàn cứ điểm của địch, trận đầu tiên đánh có trọng pháo và cao xạ pháo phối hợp. Thắng lợi Him Lam và Độc Lập đánh dấu bước trưởng thành của quân ta và đặt cơ sở cho nhiều thắng lợi sau này”./.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Vũ Lăng - Tư lệnh Quân đoàn 3, Thiếu tướng Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 là 3 trong 4 Tư lệnh Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975) từng là 3 Trung đoàn trưởng giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

2 phút

2 phút

“Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ”, cố Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nguyễn Minh Tiến - một trong hai thành viên bảo vệ Hội nghị Genève 1954 - từng kể về hoạt động bảo vệ phái đoàn nước ta tham dự hội nghị.

2 phút

2 phút

“Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn”, Thiếu tướng Hồ Phương, từng là chiến sỹ của Sư đoàn 308 kể chuyện ít biết về phép “độn thổ” của chiến sỹ Điện Biên.

2 phút

2 phút

Ngôi nhà số 47 phố Trần Nhân Tông, số 4 phố Hàng Rươi, số 16 phố Cầu Gỗ, số 90 phố Thợ Nhuộm… là những địa chỉ ở Hà Nội lưu dấu Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 6/9/1931) trong thời gian đồng chí chuẩn bị viết bản Luận cương Chính trị lịch sử. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, Truyền hình Quốc hội Việt Nam kính mời bạn đọc về Thủ đô cùng ghé thăm những địa chỉ lịch sử này!

2 phút

2 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0