Những con ma ở Hội nghị Genève về Đông Dương (8/5/1954)

Ngày 8/5/1954, Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc. Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng nói với Trưởng đoàn Pháp - Ngoại trưởng Georges Bidault: Các ông nói Việt Minh là "những con ma". Hôm nay, "những con ma" ấy đứng trước các ông đây.

Câu chuyện trên được Đại tá Hà Văn Lâu (1918 - 2016) kể với các cơ quan báo chí, truyền hình mỗi kịp kỷ niệm năm chẵn 40 - 50 - 60 năm Hội nghị Genève về Đông Dương. Đó là lời mỉa mai lại của Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng khiến Ngoại trưởng Georges Bidault cùng các thành viên phái đoàn nước Pháp ngượng ngùng.  Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa được quốc tế công nhận rộng rãi, trừ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, để hạ bệ uy tín của chúng ta, Pháp gọi là "những bóng ma". Đoàn Việt Nam với 5 thành viên chủ chốt (Phạm Văn Đồng, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Trần Công Tường, Hoàng Văn Hoan) đều là những con người bằng xương bằng thịt, những người vừa nhận tin chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu" từ trong nước sang. 

Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng bước vào hội nghị. Ảnh: Tư liệu gia đình nhà ngoại giao Hoàng Nguyên.

Đại tá Hà Văn Lâu kể tiếp cho chúng tôi nghe: Vào đêm 7/5/1954, đoàn ta nghe tin đài phương Tây về chiến thắng Điện Biên Phủ trước khi nhận được tin từ trong nước. Vui mừng, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng ôm hôn mọi người. Đoàn đã thức trắng đêm để chuẩn bị thêm về kế hoạch cuộc họp ngày hôm sau. Ở bên ngoài ngôi nhà đoàn ở, nhiều phóng viên báo chí phương Tây yêu cầu gặp đoàn để phỏng vấn nhưng đoàn ta hẹn họ sẽ gặp ngày mai trước hội nghị.

Tham dự Hội nghị Genève về Đông Dương có 9 đoàn: Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại), Hoàng gia Lào, Hoàng gia Campuchia và đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn.

Phái đoàn Việt Nam ngày khai mạc Hội nghị Genève (8/5/1954). Ảnh: Tư liệu gia đình nhà ngoại giao Hoàng Nguyên.

Nhà ngoại giao Hoàng Nguyên (1924 - 2007) thành viên của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kể lại trong sách “Hội nghị Genève về Đông Dương 1954” (NXB Công an Nhân dân): Trong thời kỳ thứ nhất hội nghị, các bên trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Đông Dương, tranh luận về các vấn đề lớn có liên quan tới mục tiêu của hội nghị và còn có quan điểm khác nhau, như bàn chung hay bàn riêng các vấn đề quân sự và vấn đề chính trị, bàn chung hay bàn riêng vấn đề Việt Nam và các vấn đề Lào và Campuchia.

Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng tiếp và trả lời báo chí. Ảnh: NSNA Vũ Năng An.

Tại phiên họp đầu tiên (8/5), đại biểu Pháp trình bày lập trường của Pháp: Tập kết quân đội hai bên vào vùng quy định; giải giáp lực lượng dân quân du kích; trao trả tù quân sự và dân sự; kiểm soát quốc tế; đình chỉ chiến sự. Về Lào và Campuchia, họ nêu: rút tất cả các lực lượng Việt Nam; giải giáp các lực lượng dân quân du kích; trao trả tù quân sự và dân sự; kiểm soát quốc tế. 

Trưởng đoàn Bidault tuyên bố thêm: 
- Nếu sự có mặt trong hội nghị này của một bên đã tổ chức các lực lượng vũ trang để chống lại quốc gia Việt Nam đã được chấp nhận như một sự cần thiết để đi tới một sự thỏa thuận ngừng chiến sự, thì sự có mặt đó không thể được giải thích là bao hàm một sự công nhận có tính chất nào đó.

Năm 2014, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Phái đoàn Hội nghị Hội nghị Genève. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Ông Hoàng Nguyên viết: Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng lập tức đứng dậy, yêu cầu để đại diện hai Chính phủ kháng chiến Pathét Lào và Khơ me Issarak được tham dự hội nghị, vì họ đang kiểm soát những vùng rộng lớn trong mỗi nước và thiết lập các chính quyền dân chủ. Đại biểu Mỹ Bedell Smith và Bidault kiên quyết bác bỏ. Chủ tịch Hội nghị Eden (Anh) tuyên bố nghỉ họp và gác vấn đề lại.

Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc ngày 8/5/1954, bế mạc ngày 21/7/1954 được chia làm 3 thời kỳ đàm phán. Thời kỳ thứ nhất, từ ngày 8/5/1954 tới ngày 19/6/1954. Thời kỳ thứ hai, từ ngày 20/6/1954 tới ngày 10/7/1954, coi như hội nghị tạm nghỉ. Các trưởng đoàn về nước báo cáo, chỉ có các cuộc họp hẹp và các đoàn quân sự họp với nhau. Thời kỳ thứ ba, từ ngày 11/7/1954 đến khi kết thúc hội nghị 21/7/1954./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0