Chuyện về nữ tù binh Pháp duy nhất tại Điện Biên Phủ

Năm 2022, một quảng trường tại thành phố Toulouse đã được đặt tên Geneviève de Galard - nữ tù binh người Pháp duy nhất tại chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Để tìm hiểu câu chuyện về nữ tù binh đặc biệt này, tôi có hỏi nhà báo Đào Thanh Huyền hiện đang làm việc tại Pháp. Chị cho biết, cụ bà Geneviève de Galard và chồng - cụ ông Jean de Heaulme - đang sống ở Trung tâm dưỡng lão của thành phố Toulouse, miền Nam nước Pháp. Cụ ông sinh năm 1924, cụ bà sinh năm 1925. Hai cụ là những người cuối cùng thuộc thế hệ tham chiến ở Điện Biên Phủ còn sống đến ngày nay. Điều đặc biệt nữa, cụ ông Jean de Heaulme được sinh ra cách đây đúng 100 năm tại Hà Nội.

Chân dung nữ y tá Geneviève de Galard khi về già. Ảnh: TTXVN.

Chị Huyền chia sẻ thêm: Tháng 10/2003, nhà xuất bản Les Arènes (Pháp) ra mắt cuốn tự truyện dài 288 trang của bà Geneviève de Galard, năm đó 80 tuổi, có tên gọi "Une femme à Diên Biên Phu" (tạm dịch là “Một người phụ nữ ở Điện Biên Phủ”). Sách kể lại cuộc đời và số phận đặc biệt của người nữ tù binh độc nhất vô nhị trong chiến dịch chấn động địa cầu năm nào. Báo chí Pháp đánh giá tác giả viết "tỉ mỉ đến từng chi tiết và đậm chất nhân văn". Năm sau 2004, phiên bản bỏ túi tự truyện "Une femme à Diên Biên Phu" được phát hành. 

Tự truyện "Une femme à Diên Biên Phu" khổ bỏ túi in năm 2004. Ảnh: Đào Thanh Huyền

Qua tự truyện, Geneviève de Galard kể, cuối năm 1953, khi tướng Eugène Navarre mở chiến dịch Casto (Hải Ly) - chiến dịch Điện Biên Phủ, bà qua Đông Dương và được điều động đến thung lũng Mường Thanh. Gương mặt dễ thương và tác phong cởi mở của cô gái Paris đã khiến các sĩ quan Pháp gọi bằng cái tên “nữ hoàng của mặt trận". Đi đến đâu cô cũng được mọi người ngưỡng mộ. 

Nữ y tá Geneviève de Galard đi từ máy bay xuống Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Ngày 6/5/1954, dàn hoả tiễn 6 nòng của bộ đội ta bắn thẳng vào dinh luỹ cuối cùng của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cả đêm hôm ấy, Geneviève de Galard, viết trong tự truyện, cô chạy hết chỗ này đến chỗ khác để cứu thương binh. Tại đây, nữ y tá này đã nghe tiếng gọi: “Cô hãy ở lại cùng chúng tôi nhé vị thần may mắn xinh đẹp ơi!”. Nhưng đến mờ sáng, họ hiểu quân Pháp đã thua trận. Không lâu sau, tất cả họ đã trở thành tù binh Điện Biên Phủ và toàn mặt trận chỉ có một nữ tù binh duy nhất là “y tá - thiên thần" Geneviève de Galard. 

Bà Geneviève de Galard - “y tá - thiên thần" của những người lính Pháp tại Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Trở thành tù binh (dù chỉ 2 tuần), đối với Geneviève de Galard đó là quãng thời gian thật vất vả. Cô tham gia vào ban phân loại thương binh để giúp bộ đội Việt Nam "xử lý", loại nhẹ sẽ để lại trong bệnh viện dã chiến còn loại nặng sẽ xin bộ đội cho về xuôi chữa trị. Tại đây, cô đã gặp một nhà khoa học có tiếng và là thành viên Hội Hồng Thập tự của Pháp. Ông ấy khuyên Geneviève de Galard hãy cùng các thương binh viết thư đến Cụ Hồ để đề đạt nguyện vọng về xuôi chữa bệnh. Cô mất ngủ sau khi nghe lời khuyên nên viết thư gửi đến Cụ Hồ về việc xin thả sớm cho mình và các thương binh nặng. 

Tạp chí Paris Match đăng ảnh trang nhất nữ y tá Geneviève de Galard được trả tự do từ Điện Biên Phủ trở về. Ảnh: TTXVN.

Lá thư của cô y tá tù binh Pháp đã đến tay Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, Geneviève de Galard nhớ lại, sau khi tỏ lời cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh về nghĩa cử của bộ đội Cụ Hồ với thương binh Pháp, cô cũng bày tỏ ý kiến rằng đây không phải là một cử chỉ chính trị mà chỉ xuất phát từ lương tâm của một người y tá đối với nỗi đau của con người... 

Ngày 21/5, Geneviève de Galard rời thung lũng Mường Thanh còn mờ hơi sương và khói súng về Hà Nội. Cô nhớ lời dặn dò của nhà khoa học ở Hội Hồng Thập tự kia: “Hãy biết cảm ơn những gì Cụ Hồ đã dành cho mình". 

Hai vợ chồng ông bà Geneviève de Galard trên sông Đà, gần nhà máy thủy điện Hòa Bình (2001). Ảnh: Đào Thanh Huyền chụp lại từ tự truyện.

Tháng 5/1994, tại Paris đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa hơn 300 tù binh Pháp tại Điện Biên Phủ. Sau ngày ấy, Geneviève de Galard bắt tay vào viết tự truyện. Mười năm sau, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên lịch sử, ở 80 tuổi, cụ bà Geneviève de Galard viết: “Từ lâu, tôi đã có mơ ước là được quay về Việt Nam. Và gần đây, tôi được biết Việt Nam đang đổi mới, mở cửa và qua một số bộ phim nói về Việt Nam, nhìn thấy Điện Biên đã to đẹp hơn, đông vui hơn... Tháng năm sẽ trôi qua song những ký ức về Điện Biên vẫn mãi mãi sống trong lòng tôi...".

Năm 2001, cụ ông Jean de Heaulme và cụ bà Geneviève de Galard sang Việt Nam theo đoàn cựu chiến binh Pháp. Cụ bà Geneviève de Galard viết tiếp trong tự truyện: Họ cố đi tìm nơi mình và đồng nghiệp từng ở ở Hà Nội (vị trí gần Bệnh viện 108 ngày nay). Nhưng Hà Nội đã đổi thay quá nhiều, họ đã không tìm ra được nơi đó nữa./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0