Tết xưa Hà Nội sống dậy qua ảnh Nguyễn Duy Kiên

“Sách ảnh “Những ký ức còn lại” của cố nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Duy Kiên mang đầy hơi thở nhân văn như lưu giữ một Hà Nội xưa yêu dấu, hồn hậu mà thanh tao. Hình ảnh về xứ sở của cội nguồn văn hóa và lòng quả cảm được ra mắt bạn đọc sau bao năm tháng dài ngủ trong quên lãng”.

Ngã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng ngày Tết.

NSNA Lê Vượng (1918 - 2021) - người bạn cùng thời với NSNA Nguyễn Duy Kiên - lúc sinh thời đã dành những dòng lưu bút chia sẻ như vậy. Trong “Những ký ức còn lại” là hình ảnh Hà Nội ngày Tết xưa sống dậy với pháo hoa đêm giao thừa, sum họp gia đình, xuất hành đầu xuân, gieo quẻ xem cát hung trong năm mới…

Ông đồ cho chữ đầu năm.

NSNA Nguyễn Duy Kiên (1911 - 1979) sinh ra ở Hà Nội. Cuộc đời ông gắn bó với hiệu thuốc bắc Đức Phong trên phố Lãn Ông. Ông lang đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh từ thuở chiếc máy ảnh còn là của hiếm và người chơi ảnh là tài tử. Nguyễn Duy Kiên đã bấm máy cùng với Võ An Ninh, Lê Đình Chữ, Phạm Văn Mùi, Lê Vượng, Đỗ Huân - những gương mặt kỳ cựu của giới nhiếp ảnh Hà thành.

Xem quẻ bói cát hung đầu năm.

Nhà sử học Dương Trung Quốc đã so sánh, nếu nhiếp ảnh là một phương tiện giúp con người có thể giữ lại một khoảnh khắc cho mãi mãi thì mỗi tấm ảnh sẽ là một bằng chứng của quá khứ với hình hài của nó. Khi những khuôn hình nghiêm cẩn của Nguyễn Duy Kiên đến tay những nhà chuyên môn, họ đã choáng váng vì những bức ảnh quá đẹp. 

Pháo hoa đêm giao thừa tại Hồ Gươm.

Là người chọn lựa các bức ảnh đưa vào sách “Những ký ức còn lại” (2006), ông Nguyễn Hữu Bảo đánh giá: “Phải yêu Hà Nội vô cùng mới có thể chụp có tình như thế. Việc làm sống dậy “những ký ức còn lại” của Nguyễn Duy Kiên không đơn giản chỉ để giới thiệu về một tác giả. Mà tôi nghĩ mình đã làm được một điều gì đó có ích cho Hà Nội của tôi”.

 

Vợ chồng NSNA Nguyễn Duy Kiên đón xuân.
Gia đình sum họp ngày Tết.
Hai em bé phố Lãn Ông bên hoa cúc.
Bà chủ hiệu thuốc bắc Đức Phong bên hoa cúc.
Người Hà Nội xuất hành đầu đi lễ đón năm mới tại đền Ngọc Sơn.
Suối Yến (chùa Hương) xuân mới.

 

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0