Chuyện về vị liệt sĩ - đại biểu Quốc hội - đã từ bỏ 6 căn nhà cổ mặt tiền để tham gia kháng chiến

Trong căn phòng nhỏ trên đường Đồng Nai, phường 15, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, lật giở những trang hồ sơ tư liệu về người cha là liệt sĩ - đại biểu Quốc hội khoá I Kiều Tấn Lập (1917 - 1947), bà Kiều Quốc Túy bồi hồi nhớ về người cha đã hy sinh thân mình cho độc lập, tự do của Tổ Quốc hơn 70 năm trước.

Liệt sĩ Kiều Tấn Lập sinh năm 1917 tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, trong một gia đình tiểu tư sản trí thức luôn hướng về dân tộc. 

Phần mộ liệt sĩ Kiều Tấn Lập tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh

Tham gia phong trào thanh niên yêu nước thập niên 1940, ông tích cực tuyên truyền cho phong trào thanh niên và được bầu làm Quận ủy viên quận Cần Giuộc tháng 3/1945. Tới tháng 8/1945, khi thời cơ khởi nghĩa đến, ông là Ủy viên Ban Khởi nghĩa quận, vận động đồng bào khởi nghĩa giành chính quyền. 

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông Kiều Tấn Lập được cử giữ chức Phó Giám đốc Quốc gia tự vệ cuộc (tên gọi ban đầu của ngành công an) Nam Bộ. Sau đó, ông Kiều Tấn Lập được cử giữ chức Giám đốc Sở Công an Nam Bộ. 

Đứng đầu cơ quan này, ông Lập đã chỉ đạo Công an Nam Bộ phối hợp cùng công đoàn vừa vận động đồng bào đi bỏ phiếu vừa bảo vệ cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên. Bản thân ông cũng được đồng bào tín nhiệm đề cử vào Quốc hội. Trong ngày bầu cử, dù ở vùng địch kiểm soát, cử tri Chợ Lớn đã bỏ phiếu bầu 5 đại biểu của mình vào Quốc hội. Ông Kiều Tấn Lập trúng cử, trở thành đại biểu Quốc hội Khóa I Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tỉnh Chợ Lớn (nay là TP.Hồ Chí Minh).

Bà Kiều Quốc Túy kể: “Khi kháng chiến bùng nổ, tuy có 6 căn nhà cổ mặt tiền, ruộng đất mênh mông, ba tôi không màng tới. Ba đưa cả gia đình theo ông vào chiến khu Đồng Tháp Mười, Bạc Liêu, Cà Mau… Bà nội tôi, mẹ tôi và cô chú tôi đều theo ba tôi vào chiến khu tham gia kháng chiến”. 

Năm 1947, ông hy sinh trong một trận càn của thực dân Pháp vào căn cứ khi vừa 30 tuổi, để lại người vợ, con gái lớn Kiều Quốc Lệ 5 tuổi và con gái thứ hai Kiều Quốc Túy chưa tròn 3 tuổi.

“Chị tôi sinh năm 1942, lúc đất nước đầy gian khổ chống thực dân Pháp nên ba tôi đặt tên cho chị là Quốc Lệ. “Quốc” là nước, là Tổ quốc, “Lệ” là nước mắt, là đau thương, tang tóc vì chiến tranh. Còn tôi, ba đặt tên là Quốc Túy, “Quốc” cũng là Tổ quốc, đất nước, “Túy” là sự tinh túy, trong sáng của đất nước Việt Nam. Người ta hay nói “quốc hồn, quốc túy”. Ba đặt tên cho hai chị em tôi ý nghĩa tốt đẹp làm sao!”. 

Hai chị em bà Kiều Quốc Lệ và Kiều Quốc Tuý đều là kỹ sư, là đảng viên, được Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương Kháng chiến.

Ghi nhận công lao của ông, Chủ tịch Nước đã truy tặng liệt sĩ - đại biểu Quốc hội Kiều Tấn Lập - Huân chương Độc lập hạng Ba.

Bà Kiều Quốc Tuý chia sẻ câu chuyện về liệt sĩ Kiều Tấn Lập.

Song còn một nỗi buồn vương vấn trong lòng con cháu, đó là ông không để lại kỷ niệm gì dù là một tấm di ảnh để con cháu biết mặt. “Mỗi lần con cháu lên viếng thăm mộ ba tôi ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố, nhìn tấm bia không có hình, con cháu thấy ngậm ngùi thương nhớ”, bà Kiều Quốc Túy trầm lòng kể.

Cuối câu chuyện, bà chia sẻ: “Nếu ba không đưa gia đình vào chiến khu tham gia kháng chiến thì giờ đây chúng con có thể đã rẽ sang con đường khác. Chúng con rất khâm phục, kính yêu và biết ơn ba. Rất tiếc là ba đã không cùng chúng con đi một quãng đường dài, dài theo đất nước, để ba được hưởng, được thấy sự hy sinh cống hiến cho cách mạng của mình đã đem lại đất nước Việt Nam tươi đẹp, tự hào như ngày hôm nay”.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0