Ở tuổi ngoài 100, Phó Tư lệnh đặc khu kể chuyện ngày 17/2

Cụ Nguyễn Ngọc Đàm, sinh năm 1922, nguyên Phó Tư lệnh đặc khu Quảng Ninh năm 1979, chia sẻ với THQHVN câu chuyện chiến tranh biên giới.

Đền Pò Hèn (Móng Cái - Quảng Ninh) tưởng nhớ 45 chiến sĩ biên phòng hy sinh.
Ảnh: Báo Quảng Ninh điện tử.

Ngày 17/2/1979, sau khi Trung Quốc tấn công xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, trong đó có tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh được thành lập. Cụ Nguyễn Ngọc Đàm - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (1969 – 1980), được cử làm Phó Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh phụ trách Hậu cần. Tết Giáp Thìn (2024) cụ Nguyễn Ngọc Đàm vừa nhận lụa mừng thọ của Chủ tịch nước và đây cũng là dịp cụ kể lại cho lớp hậu sinh nghe chuyện giữ gìn biên cương Tổ quốc khi tiếng súng vang trên bầu trời biên giới tròn 45 năm trước. 

Hang Cốc Bó (Cao Bằng) nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động từ năm 1941 bị quân bành trướng Trung Quốc đặt mìn phá sập sáng 17/2/1979. Ảnh: Trần Mạnh Thường.

Sáng 17/2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công dọc tuyến biên giới các tỉnh phía Bắc nước ta từ Quảng Ninh đến Lai Châu. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh (ông Nguyễn Đức Tâm - Bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Ngọc Đàm - Chủ tịch UBND tỉnh…) cấp tốc họp bàn khi nhận tin tại các huyện biên giới Bình Liêu, Móng Cái…, quân Trung Quốc ồ ạt tấn công chiếm cao điểm Cao Ba Lanh và các cao điểm khác tại xã Đồng Văn (Bình Liêu), đồn biên phòng Pò Hèn (Móng Cái).

Bệnh viện Trùng Khánh – Cao Bằng (17/2/1979). Ảnh: Trần Mạnh Thường.

Tin từ mặt trận báo về tỉnh, khoảng 5 giờ 30 phút, quân địch dùng pháo cỡ lớn và đại liên đồng loạt bắn phá dữ dội vào các cao điểm địa giới Quảng Ninh. Sau 30 phút bắn phá, 5 tiểu đoàn bộ binh tăng cường với hơn 2.200 quân chia thành 3 mũi vượt sông tấn công vào đồn Pò Hèn. Trước biển người đông gấp hơn 20 lần, các chiến sĩ biên phòng của đồn Pò Hèn lúc đó vẫn quyết tâm chiến đấu bảo vệ đồn. 

Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ tại Di tích Quốc gia đồn biên phòng Pò Hèn (Móng Cái) ngày 5/2/2024). Ảnh: Báo Quảng Ninh điện tử.

Đối phó với quân bành trướng, Đặc khu Quảng Ninh được thành lập, Sở chỉ huy đóng tại huyện Ba Chẽ. Tư lệnh là Trung tướng Sùng Lãm, ông Nguyễn Đức Tâm - Bí thư Tỉnh ủy làm Chính ủy. Đến nay, là người duy nhất còn lại trong Bộ Tư lệnh Đặc khu, nhớ lại những ngày giữ gìn biên giới, cụ Nguyễn Ngọc Đàm kể: “Để đảm bảo đánh lại quân địch ta phải dùng mìn nổ tung cầu Bắc Luân (Móng Cái), vì thế mà quân địch gặp rất nhiều khó khăn khi tràn vào lãnh thổ nước ta. Bộ đội ta dùng súng cối bắn liên tục khiến quân xâm lược xác phơi đầy sông Ka Long (Móng Cái), chúng đã phải tháo chạy về nước”.

Cụ Nguyễn Ngọc Đàm tại nhà riêng (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Ảnh: KMS.

Cụ Nguyễn Ngọc Đàm nhớ lại, cán bộ và chiến sĩ đồn Pò Hèn đã ngoan cường chiến đấu giữ vững trận địa, tiêu diệt 227 tên địch. Đồn phó – Trung uý Đỗ Sĩ Hoạ kiên cường chiến đấu sau 3 lần bị thương, mất máu nhiều đã hy sinh ngay trên chiến hào ở tuổi 32. Sát cánh chiến đấu với các chiến sĩ biên phòng còn có nữ mậu dịch viên Hoàng Thị Hồng Chiêm khi đó lên thăm người yêu là Thượng sĩ Bùi Anh Lượng, gặp lúc kẻ thù xâm lược cũng đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh tại mặt trận khi mới tròn 25 tuổi. Còn tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu) đại đội phó Đỗ Chu Bỉ cũng anh dũng ngã xuống tại mặt trận vào ngày 1/3/1979 khi mới bước sang mùa xuân thứ 28. 

Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho liệt sĩ Đỗ Chu Bỉ.

Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, hai ngày 19 - 20/4/1979, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức mừng công đánh thắng quân xâm lược biên giới phía Bắc.  Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Đàm trao tặng 11 đơn vị lập chiến công, mỗi đơn vị một bức trướng mang dòng chữ: “Anh dũng, mưu trí đánh thắng giặc Trung Quốc xâm lược”.

Tượng và bài hát về liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Phía Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã truy tặng liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm “Huy chương Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc” và ghi tên chị vào trang sử truyền thống của Đoàn. Liệt sĩ Đỗ Chu Bỉ và liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND (12/1979). Hiện nay, đồn biên phòng Pò Hèn, nơi 45 cán bộ chiến sĩ của đồn hy sinh, một ngôi đền thờ đã được lập và được Bộ VH-TT&DL cấp bằng Di tích Lịch sử Quốc gia (2023). 

Bằng xếp hạng Di tích LSQG Pò Hèn (Móng Cái, Quảng Ninh).

Chứng kiến thành quả to đẹp của tỉnh Quảng Ninh, của đất nước như ngày hôm nay, đại thọ hơn 100 tuổi đời, cụ Nguyễn Ngọc Đàm vẫn theo dõi tin tức chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng hằng ngày. Nhìn lại những đổi thay sau 45 năm ấm lạnh buồn vui giữa hai nước láng giềng, cụ Đàm bày tỏ: “Thật là vui mừng biết bao, tự hào biết bao mấy năm trở lại đây tốc độ phát triển tất cả các mặt về kinh tế - xã hội, có bước tăng trưởng rất khá, các chỉ số về thu ngân sách, về đầu tư cho sự phát riển, về thu nhập cải thiện, đời sống, về chăm lo các vấn đề văn hóa, xã hội tỉnh Quảng Ninh đều ở tốp dẫn đầu trong cả nước”./.

Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890), Truyền hình Quốc hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện thú vị về bức ảnh đen trắng chụp 2 em bé Đặng Minh Châu và Vũ Thu Giang dâng hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định thực hiện năm 1953. Bức ảnh sau này được phóng to làm tranh cổ động và in thành tem.

3 phút

3 phút

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu (1907 – 1988) người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Đồng chí Trường Chinh có 2 lần làm Tổng Bí thư của Đảng (1941 – 1956 và 7/1986 – 12/1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) 6 năm (1981 – 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1986 – 9/1988).

2 phút

2 phút

Trong hồi ức của mình, cụ Hồ Đức Thành (1913 – 2011) Đại biểu Quốc hội khoá I (1946 – 1960) tỉnh Nam Định kể lại: Từ lời phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá I. Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), THQHVN xin giới thiệu một phần nội dung hồi ức này (*). 

3 phút

3 phút

Là một trong 5 thành viên lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phan Anh thường xuyên viết nhật ký. Diễn biến hội nghị qua nhật ký của ông chi tiết và chân thực. Kỷ niệm 70 năm Hội nghị Genève (1954 – 2024), được sự đồng ý của gia đình, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xin giới thiệu một số nội dung được ghi lại trong nhật ký (*).

3 phút

3 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0