70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024): Chuyện Pháp phản kích ở đồi Độc Lập khi pháo binh ta bị gián đoạn kết nối

"Lúc đó, tôi đang rất sốt ruột vì địch ra phản kích" - Tiểu đoàn trưởng pháo binh 632 Hồ Đệ (sau này là thiếu tướng Hồ Đệ) từng kể về thời khắc quân Pháp phản kích mạnh hòng tái chiếm đồi Độc Lập ngày 15/3/1954 trong khi lệnh trên chưa tới.

Thiếu tướng Hồ Đệ (1926 – 2007) nguyên Tiểu đoàn trưởng pháo binh 632 – (Trung đoàn 675 - Đại đoàn công pháo 351) sinh thời đã kể lại những hoạt động tác chiến hiệp đồng binh chủng sôi động của pháo binh và bộ binh tại chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Pháo binh khai hoả tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu THQHVN

Ngày 15/3/1954, địch sử dụng một tiểu đoàn bộ binh cơ động cùng hai xe tăng 18 tấn tiến hành cuộc phản kích hòng chiếm lại đồi Độc Lập đã bị ta đánh chiếm hôm trước. Từ đài quan sát chỉ huy của tiểu đoàn 632, phát hiện thấy rõ đội hình địch đang tiến quân ở phía đông đồi D, Tiểu đoàn trưởng Hồ Đệ liền điện thoại xin lệnh của trung đoàn để bắn. Nhưng đường dây thông tin bị tắc hoàn toàn nên không thể nào liên lạc được. Máy vô tuyến điện cũng không bắt liên lạc nổi với trung đoàn. 

“Thật sự, lúc đó tôi đang rất sốt ruột vì địch ra phản kích, ảnh hưởng đến bộ đội ta đang đánh chiếm đồi Độc Lập. Tôi đã tự động cho hai đại đội pháo chuẩn bị sẵn phần tử để sẵn sàng bắn vào quân địch ra phản kích” - Thiếu tướng Hồ Đệ nhớ lại. 

Tiểu đoàn trưởng pháo binh Hồ Đệ. Ảnh: Tư liệu gia đình.

Khi đó, các đài quan sát đều đã phát hiện rõ mục tiêu, chiến sĩ pháo binh đều háo hức, sốt ruột mong chờ có lệnh để bắn. Tình thế hết sức cấp bách mà mất thông tin với chỉ huy trung đoàn nên tâm trạng người chỉ huy pháo binh có phần bức bối. Bất ngờ, chuông điện thoại chỗ Tiểu đoàn trưởng reo lên. Ông Hồ Đệ liền cầm máy nghe. Từ trận địa pháo báo lên một khẩu lệnh: “Bắn chặn ngay quân địch ra phản kích”. 

Tiểu đoàn trưởng Hồ Đệ ngỡ ngàng hỏi lại: “Mệnh lệnh của ai?”. Chính trị viên tiểu đoàn báo lên: “Lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp".

Thiếu tướng Hồ Đệ (đứng giữa) thăm và chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1994). Ảnh: Tư liệu gia đình.

Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho hai đại đội pháo 105 ly bắn ngay vào đội hình địch. Phần tử đã được kiểm nghiệm, bắn chuyển làn nên đạn trúng ngay vào tiểu đoàn bộ binh địch đang vận động. Đội hình địch trở nên rối loạn. Một số tên chạy dạt về đồi D, số còn lại tiếp tục tiến thì bị bộ binh ta chặn đánh. Cuộc phản kích hy vọng chiếm lại đồi Độc Lập của địch thất bại. 

 

Pháo binh bắn yểm trợ bộ binh tiến công tại Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu THQHVN

Về sau, ông Hồ Đệ tìm hiểu mới biết, vì thông tin trục trặc nên phái viên của Bộ chỉ huy đã trực tiếp đến trận địa pháo để chuyển mệnh lệnh của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp xuống tiểu đoàn pháo binh. 

Thiếu tướng Hồ Đệ (1926 – 2007). Ảnh: Tư liệu gia đình.

Từ đợt 2 của chiến dịch, Tiểu đoàn 632 nhận lệnh phối hợp tác chiến với Đại đoàn 308. Dưới sự chủ trì của Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ, hội nghị bàn rất kỹ phương án tác chiến và giao nhiệm vụ cho pháo binh đồng thời thiết lập đường dây hữu tuyến để khơi thông mệnh lệnh chỉ huy với pháo binh./.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Vũ Lăng - Tư lệnh Quân đoàn 3, Thiếu tướng Hoàng Cầm - Tư lệnh Quân đoàn 4 là 3 trong 4 Tư lệnh Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975) từng là 3 Trung đoàn trưởng giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

2 phút

2 phút

“Qua công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ đã phát hiện một máy nghe trộm cài trong máy điện thoại đặt tại phòng nghỉ của phái đoàn ta và kịp thời tháo gỡ”, cố Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nguyễn Minh Tiến - một trong hai thành viên bảo vệ Hội nghị Genève 1954 - từng kể về hoạt động bảo vệ phái đoàn nước ta tham dự hội nghị.

2 phút

2 phút

“Nếu như quân Việt không có xe tăng ở Điện Biên, thì họ đã có chiến thuật đánh lấn”, Thiếu tướng Hồ Phương, từng là chiến sỹ của Sư đoàn 308 kể chuyện ít biết về phép “độn thổ” của chiến sỹ Điện Biên.

2 phút

2 phút

Ngôi nhà số 47 phố Trần Nhân Tông, số 4 phố Hàng Rươi, số 16 phố Cầu Gỗ, số 90 phố Thợ Nhuộm… là những địa chỉ ở Hà Nội lưu dấu Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 6/9/1931) trong thời gian đồng chí chuẩn bị viết bản Luận cương Chính trị lịch sử. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, Truyền hình Quốc hội Việt Nam kính mời bạn đọc về Thủ đô cùng ghé thăm những địa chỉ lịch sử này!

2 phút

2 phút

Bài viết đề xuất

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0