Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị viện bên lề Phiên họp lần thứ 28 của Hội nghị COP28

Ngày 6/12/2023, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Việt Nam do đồng chí Lê Anh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị viện bên lề Phiên họp lần thứ 28 của Hội nghị các bên Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (IPU COP28) tại Dubai, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Tham gia đoàn có đại diện Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

IPU COP28 là một trong các sự kiện do Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) phối hợp với Hội đồng Quốc gia Liên bang UAE tổ chức, là một phần trong chuỗi các sự kiện thể hiện vai trò, tiếng nói của các nghị viện và các nghị sĩ trong nỗ lực toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; thể hiện sự ủng hộ, đồng hành về mặt chính trị của nghị viện đối với chính phủ các nước trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu về biến đổi khí hậu.

Ngài Saqr Ghobash - Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang UAE phát biểu tại Phiên khai mạc của Hội nghị IPU COP28

Tham gia Hội nghị IPU COP28 năm nay có 30 Chủ tịch Quốc hội và khoảng 500 nghị sĩ đến từ hơn 100 nghị viện các nước, đại diện cho các châu lục trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Mục tiêu của Hội nghị IPU COP28 là đánh giá vai trò của nghị viện trong các vấn đề môi trường và những đóng góp vào chương trình nghị sự về khí hậu; thảo luận lộ trình để tăng cường hành động của nghị viện về biến đổi khí hậu. Hội nghị cũng là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật tại các quốc gia thế giới; thúc đẩy liên kết và hợp tác giữa các nghị sĩ và nghị viện giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu.

Tại phiên khai mạc, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang UAE Saqr Ghobash nhấn mạnh những kết quả đạt được tại COP28, đặc biệt là việc thành lập quỹ trị giá 30 tỷ USD cho các giải pháp khí hậu toàn cầu và kích hoạt Quỹ Tổn thất và Thiệt hại để hỗ trợ các nước đang phát triển giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu, minh chứng cho trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia trong quá trình giải quyết khủng hoảng khí hậu. 
 
Tại IPU COP28, Đoàn ĐBQH Việt Nam tham gia ý kiến tại 2 phiên thảo luận chuyên đề về: Thu hẹp khoảng cách thích ứng, tăng cường hành động vì khí hậu, đảm bảo công bằng về khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương và Thúc đẩy thực hiện hiệu quả Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và các cam kết tại COP28. 

Đoàn ĐBQH Việt Nam phát biểu tại Hội nghị IPU COP28.



Tham gia IPU COP28, Đoàn ĐBQH Việt Nam mang tới thông điệp Quốc hội Việt Nam đặc biệt coi trọng, tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên thế giới trong nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
 
Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang UAE Saqr Ghobash chào mừng Đoàn ĐBQH Việt Nam đã đến tham dự Hội nghị, đồng thời mong muốn qua sự kiện này củng cố mối quan hệ giữa nghị viện hai nước. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Quốc gia Liên bang UAE bày tỏ mong muốn hai bên thúc đẩy tiến tới ký thỏa thuận hợp tác trong thời gian tới. 

Đoàn ĐBQH Việt Nam gặp Tổng Thư ký IPU Martin Chungong tại Hội nghị IPU COP28.

Tại cuộc gặp với Ngài Martin Chungong, Tổng Thư ký Nghị viện Thế giới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đánh giá cao sự hỗ trợ của Ban Thư ký IPU đối với hoạt động của nghị viện các nước, trong đó có Việt Nam. Đồng thời khẳng định chủ đề phát triển bền vững và biến đổi khí hậu được Quốc hội Việt Nam quan tâm và sẽ tiếp tục hiện thực hóa những cam kết quốc tế trong lĩnh vực này vào hệ thống pháp luật và thực hiện giám sát thi pháp luật tại Việt Nam trong thời gian tới, thông qua các chức năng lập pháp, giám sát và phân bổ ngân sách của Quốc hội.
 
Đoàn ĐBQH Việt Nam cũng có các cuộc tiếp xúc song phương với Trưởng Đoàn nghị sĩ Bờ Biển Ngà, Indonesia và CHLB Đức. Tại các cuộc tiếp xúc, Đoàn ĐBQH Việt Nam đều khẳng định việc Quốc hội Việt Nam ủng hộ sáng kiến của nghị viện các nước trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và ủng hộ Chính phủ Việt Nam về việc đưa ra các sáng kiến tại COP28; đề nghị tiếp tục thúc đẩy hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn nghị viện quốc tế.

Tối 12/4, tại TPHCM, Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên tổ chức chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập (19/4/1994-19/4/2024) với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú.

1 phút

1 phút

Gtel Mobile đã trở lại thị trường với một hình ảnh mới và một tâm thế mới, sẵn sàng cho các dự án đột phá sáng tạo trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.

2 phút

2 phút

“Ta vẫn thấy rõ biết bao niềm vui và sự vô lo trên những gương mặt ấy, đến nỗi ta phát ghen tỵ với người An Nam về ngày lễ thần kỳ này, nó mang đến cho họ, dẫu chỉ vài ngày, ảo ảnh rằng hạnh phúc là có thật”. Đó là những dòng chữ mà bà Hilda Arnhold, ký giả người Pháp, từng sống ở miền Bắc nước ta khi Việt Nam còn là thuộc địa, đã viết về ngày Tết của người Hà Nội đầu thập niên 1940. Những ghi chép thú vị về phong tục, tập quán, lễ hội, cảnh sắc... miền Bắc Việt Nam, trong đó điểm nhấn là Hà Nội đã được bà mô tả trong ký sự “Bắc Kỳ - Phong cảnh và ấn tượng” (Tonkin - Paysages et impressions). Cuốn sách được PGS.TS Đặng Anh Đào và Hoàng Thanh Thủy dịch (NXB Kim Đồng, 2022).

2 phút

2 phút

Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) với sự tham gia của 7 thành viên: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - đại diện Quốc tế Cộng sản; đồng chí Trịnh Đình Cửu và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - đại diện Đông Dương cộng sản đảng; đồng chí Châu Văn Liêm và đồng chí Nguyễn Thiệu - đại diện An Nam Cộng sản đảng; đồng chí Lê Hồng Sơn và đồng chí Hồ Tùng Mậu - đại diện cán bộ lãnh đạo tại hải ngoại. Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản đề ngày 18/2/1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết: Ban Trung ương lâm thời gồm có 7 ủy viên chính thức.

4 phút

4 phút

Bài viết đề xuất

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0