Chân dung 7 đồng chí tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) với sự tham gia của 7 thành viên: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - đại diện Quốc tế Cộng sản; đồng chí Trịnh Đình Cửu và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - đại diện Đông Dương cộng sản đảng; đồng chí Châu Văn Liêm và đồng chí Nguyễn Thiệu - đại diện An Nam Cộng sản đảng; đồng chí Lê Hồng Sơn và đồng chí Hồ Tùng Mậu - đại diện cán bộ lãnh đạo tại hải ngoại. Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản đề ngày 18/2/1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết: Ban Trung ương lâm thời gồm có 7 ủy viên chính thức.

Sau đây là Chân dung 7 đồng chí tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930): 

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969). Ảnh: Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.

 

1. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969) quê làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và sau này đồng chí trở thành người sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà XHCN Việt Nam). Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tên gọi Hồ Chí Minh đã đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò Chủ tịch Đảng (từ tháng 2/1951) và đứng đầu Nhà nước suốt 24 năm cho đến khi qua đời (2/9/1945 - 2/9/1969). 
Người đã được UNESCO vinh danh Danh nhân Văn hoá Thế giới. 

2. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) quê thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. 
Sớm tham gia phong trào yêu nước, đồng chí gia nhập nhóm Nam Đồng thư xã (tiền thân của Việt Nam quốc dân đảng). Sau khi tham dự lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Trung Quốc, Nguyễn Đức Cảnh gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tiên (7/1929) kiêm Tổng Biên tập đầu tiên báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn). 

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932). Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Trở về nước sau Hội nghị thống nhất (3/2/1930), đồng chí được Trung ương cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, tham gia Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ phụ trách công tác tuyên huấn và tham gia chỉ đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931). 
Thực dân Pháp bắt giữ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nghệ An, sau đó giải về Hà Nội kết án tử hình và xử chém tại Hải Phòng sáng sớm ngày 31/7/1932 khi đồng chí mới 24 tuổi. 

3. Đồng chí Trịnh Đình Cửu (1906 - 1990) quê phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. 
Đồng chí đã tham gia lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Trung Quốc do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phụ trách (1927), tham gia sáng lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội. 

Đồng chí Trịnh Đình Cửu (1906 - 1990). Ảnh; Tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Tại Hội nghị hợp nhất (3/2/1930), đồng chí Trịnh Đình Cửu được cử phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời (như nhiệm vụ của Tổng Bí thư) Đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ đạo biên tập báo Tranh đấu, cơ quan phát ngôn của Trung ương Đảng.
Từ năm 1931, hai vợ chồng đồng chí Trịnh Đình Cửu bị thực dân Pháp bắt, kết án tù khổ sai. Đồng chí bị lưu đày ra Côn Đảo, nhờ thắng lợi của Mặt trận Bình dân (1936), đồng chí được ân xá. Từ năm 1949, đồng chí Trịnh Đình Cửu làm Phó Giám đốc trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). 

4. Đồng chí Châu Văn Liêm (1902 - 1930) sinh tại làng Thới Thạnh, tổng Thới Bảo, quận Ô Môn, tỉnh Cần thơ (nay thuộc xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ).

Đồng chí Châu Văn Liêm (1902 - 1930). Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Là một thầy giáo có tinh thần yêu nước và ý thức cách mạng, đồng chí tham gia cải tổ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành An Nam Cộng sản Đảng tại Nam Bộ.
Sau Hội nghị hợp nhất (3/2/1930), đồng chí về nước. Ngày 4/5/1930, đồng chí Châu Văn Liêm bị thực dân Pháp bắn chết khi trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình đòi giảm sưu thuế tại Đức Hòa - Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An) khi mới 28 tuổi.

5. Đồng chí Nguyễn Thiệu (1903 - 1989) quê làng Thạch Trụ, nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. 

Tháng 5/1929, Nguyễn Thiệu là đại biểu Kỳ bộ Trung Kỳ đi dự Đại hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Hồng Kông (Trung Quốc). Mùa thu năm 1929, tổ chức An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ, ông là 1 trong 6 ủy viên Ban lâm thời chỉ đạo.

Đồng chí Nguyễn Thiệu (1903 - 1989). Ảnh: Tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Tham dự Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trở về nước, đồng chí là ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, kiêm Bí thư Liên tỉnh Mỹ Tho - Bến Tre - Cà Mau. 
Năm 1932, đồng chí bị Pháp bắt, kết án khổ sai chung thân, đày đi Côn Đảo cho đến ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công được đón về đất liền. Đồng chí Nguyễn Thiệu được bổ sung vào Tỉnh ủy Quảng Ngãi, sau đó giữ chức Giám đốc Hoa kiều vụ Liên khu V, tham gia xây dựng Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam (giữ chức Viện phó, rồi Viện trưởng).

6. Đồng chí Lê Hồng Sơn (1899 - 1933) tên thật là Lê Văn Phan, quê làng Xuân Hồ, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sớm xuất dương tham gia lãnh đạo phong trào yêu nước, đồng chí đã hỗ trợ Phạm Hồng Thái mưu sát Merlin - Toàn quyền Đông Dương tại Quảng Châu (Trung Quốc) năm 1924. 

Đồng chí Lê Hồng Sơn (1899 - 1933). Ảnh: Tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Đồng chí Lê Hồng Sơn là cộng sự đắc lực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, là người giữ vai trò quyết định trong việc thành lập An Nam Cộng sản đảng. 
Tích cực trong việc hợp nhất các tổ chức Cộng sản trong cả nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), đồng chí bị thực dân Pháp bắt giữ tại Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về Việt Nam kết án tử hình và xử bắn ngay tại làng Xuân Hồ quê hương vào ngày 19/2/1933. 

7. Đồng chí Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951) tên thật là Hồ Bá Cự, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình văn thân yêu nước nhiều đời, năm 1919 đồng chí xuất dương đi hoạt động cứu nước và sớm trở thành một trong những cán bộ lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 

Đồng chí Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951). Ảnh: Tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Từ năm 1931 đến năm 1945, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhiều nhà tù Trung Quốc và Việt Nam. 
Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, đồng chí Hồ Tùng Mậu lần lượt đảm nhiệm nhiều trọng trách: Chính uỷ Liên khu IV, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Liên khu IV, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng (1951)… Đồng chí hy sinh trên đường đi công tác tại Thanh Hoá (23/7/1951)./.

Tối 12/4, tại TPHCM, Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên tổ chức chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập (19/4/1994-19/4/2024) với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú.

1 phút

1 phút

Gtel Mobile đã trở lại thị trường với một hình ảnh mới và một tâm thế mới, sẵn sàng cho các dự án đột phá sáng tạo trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.

2 phút

2 phút

“Ta vẫn thấy rõ biết bao niềm vui và sự vô lo trên những gương mặt ấy, đến nỗi ta phát ghen tỵ với người An Nam về ngày lễ thần kỳ này, nó mang đến cho họ, dẫu chỉ vài ngày, ảo ảnh rằng hạnh phúc là có thật”. Đó là những dòng chữ mà bà Hilda Arnhold, ký giả người Pháp, từng sống ở miền Bắc nước ta khi Việt Nam còn là thuộc địa, đã viết về ngày Tết của người Hà Nội đầu thập niên 1940. Những ghi chép thú vị về phong tục, tập quán, lễ hội, cảnh sắc... miền Bắc Việt Nam, trong đó điểm nhấn là Hà Nội đã được bà mô tả trong ký sự “Bắc Kỳ - Phong cảnh và ấn tượng” (Tonkin - Paysages et impressions). Cuốn sách được PGS.TS Đặng Anh Đào và Hoàng Thanh Thủy dịch (NXB Kim Đồng, 2022).

2 phút

2 phút

Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) với sự tham gia của 7 thành viên: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - đại diện Quốc tế Cộng sản; đồng chí Trịnh Đình Cửu và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - đại diện Đông Dương cộng sản đảng; đồng chí Châu Văn Liêm và đồng chí Nguyễn Thiệu - đại diện An Nam Cộng sản đảng; đồng chí Lê Hồng Sơn và đồng chí Hồ Tùng Mậu - đại diện cán bộ lãnh đạo tại hải ngoại. Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản đề ngày 18/2/1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết: Ban Trung ương lâm thời gồm có 7 ủy viên chính thức.

4 phút

4 phút

Bài viết đề xuất

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0