Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024): Chuyện 7 thành viên sáng lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên

“Tôi trình bày bản báo cáo của Kỳ bộ theo những vấn đề mà chi bộ 7 người đã thảo luận. Sau khi báo cáo về tình hình, chúng tôi nêu vấn đề: Chúng ta đã là cộng sản hay chưa là cộng sản?” Đây là hồi ức của Đồng chí Trần Văn Cung (1906 – 1977) - một trong 7 thành viên sáng lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên (3/1929) tại số nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội được ghi lại trong sách “Bước ngoặt vĩ đại của Lịch sử Cách mạng Việt Nam” xuất bản năm 1961. Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024), Truyền hình Quốc hội Việt Nam trân trọng giới thiệu một phần hồi ức này.

“Vào cuối thu năm 1928, Tổng bộ triệu tập hội nghị trù bị của Đại hội Thanh niên (Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên). Tôi được anh em cử đi dự hội nghị này. Vì các đại biểu ra không ăn khớp, cho nên hội nghị không thành… Về nước, tôi lại tự xét mình và xét tổ chức của mình. Tư tưởng muốn có Đảng Cộng sản thúc giục tôi rất mạnh. Chúng tôi lại đem vấn đề thành lập Đảng ra trao đổi với một số anh em hàng ngày vẫn gặp gỡ nhau. Vấn đề thành lập Đảng đã được nung nấu trong lòng anh em chúng tôi lâu rồi, đã được thảo luận nhiều lần rồi. Khi tư tưởng của một số anh em muốn thành lập Đảng đã chín muồi, tôi đề ra vấn đề ấy, anh em tán thành ngay”, đồng chí Trần Văn Cung nhớ lại. 

Đồng chí Trần Văn Cung (1906 – 1977). Ảnh: Gia đình cung cấp.

Để chuẩn bị thành lập Đảng, chi bộ cộng sản gồm 7 người là: Ngô Gia Tự (bí danh Ngô Sĩ Quyết), Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du (bí danh Phiếm Chu), Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung (bí danh Quốc Anh, Bí thư Chi bộ), Nguyễn Tuân (bí danh  Kim Tôn) và Dương Hạc Đính (bí danh Hoàng Hạc). 

Theo hồi ký, trong cuộc họp, 7 đại biểu đề ra nhiệm vụ là:
“ 1. Chi bộ cộng sản này phải giữ bí mật để phát triển thêm những đồng chí cộng sản, thành lập các tổ và các chi bộ khác ở các tỉnh; 
2. Trong Đại hội “Thanh niên” sắp tới, sẽ vận động các đại biểu tán thành chủ trương tổ chức Đảng Cộng sản; 
3. Vận động các đại biểu địa phương bầu trong số 7 người chúng tôi làm đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc; 
4. Nắm chắc “Thanh niên” Bắc Kỳ, hướng họ đi “vô sản hóa” để phát triển tổ chức công hội, nông hội, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và lãnh đạo các cuộc đấu tranh”.

Nhà 5D Hàm Long – Hà Nội nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên (3/1929). Ảnh: Tư liệu. 

Đồng chí Trần Văn Cung kể tiếp: 
“Chi bộ 7 người (gồm 4 đồng chí trong Kỳ bộ và 1 đồng chí trong Tỉnh bộ của “Thanh niên” có trách nhiệm thông qua Kỳ bộ để lãnh đạo phong trào. 

Chỉ trong một tháng sau, số đồng chí cộng sản đông hơn và phong trào đấu tranh phát triển rất mạnh. Thực tế chi bộ 7 người đã chỉ huy Kỳ bộ “Thanh niên” Bắc Kỳ về mọi mặt công tác. Nó là đốm lửa đầu tiên loé sáng, đang chờ cơn gió để cháy bùng lên. 

Đồng chí Trần Văn Cung (ngoài cùng, bên trái) và các đại biểu Quốc hội Liên khu IV dự kỳ họp Quốc hội năm 1955. Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Cuối tháng 3 năm 1929, chúng tôi họp ở số 5D phố Hàm Long để thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên. Trong cuộc họp này, sau khi nhận định phong trào đấu tranh của công nhân, chúng tôi thảo luận nhiều và thống nhất với nhau về những vấn đề: vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, công nông liên hiệp và Đảng Cộng sản phải là đảng của giai cấp công nhân.

Vào tháng 4/1929, tại một đồn điền thuộc tỉnh Sơn Tây, hơn 30 đại biểu “Thanh niên” Bắc Kỳ họp trong một bầu không khí phấn khởi và sôi nổi. 

Thẻ Đại biểu Quốc hội khoá II của đồng chí Trần Văn Cung. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Tôi trình bày bản báo cáo của Kỳ bộ theo những vấn đề mà chi bộ 7 người đã thảo luận. Sau khi báo cáo về tình hình, chúng tôi nêu vấn đề: chúng ta đã là cộng sản hay chưa là cộng sản ?.... Vấn đề ấy khơi lên, đánh trúng vào tim óc các đại biểu. Anh em bàn luận vấn đề tổ chức Đảng rất náo nhiệt và kéo dài gần hết một đêm. Cuối cùng, anh em đều một lòng một dạ đòi thành lập ngay Đảng cộng sản…”.
**
*

Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Trần Văn Cung (ngoài cùng, bên phải) thăm Nhà máy xe lửa Gia Lâm (1955).
Ảnh: Tư liệu THQHVN.

Đồng chí Trần Văn Cung, bí danh Quốc Anh, sinh tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1946, đồng chí được nhân dân Vinh - Bến Thuỷ bầu vào Quốc hội khoá I (1946 – 1960). Tháng 11/1946, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá I, đồng chí Trần Văn Cung được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội (nay là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội). Đồng chí làm việc trong Ban Thường trực Quốc hội đến hết năm 1957 và tiếp tục được nhân dân tỉnh Nghệ An bầu vào Quốc hội khoá II (1960 – 1964)./.

Tối 12/4, tại TPHCM, Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên tổ chức chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập (19/4/1994-19/4/2024) với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú.

1 phút

1 phút

Gtel Mobile đã trở lại thị trường với một hình ảnh mới và một tâm thế mới, sẵn sàng cho các dự án đột phá sáng tạo trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.

2 phút

2 phút

“Ta vẫn thấy rõ biết bao niềm vui và sự vô lo trên những gương mặt ấy, đến nỗi ta phát ghen tỵ với người An Nam về ngày lễ thần kỳ này, nó mang đến cho họ, dẫu chỉ vài ngày, ảo ảnh rằng hạnh phúc là có thật”. Đó là những dòng chữ mà bà Hilda Arnhold, ký giả người Pháp, từng sống ở miền Bắc nước ta khi Việt Nam còn là thuộc địa, đã viết về ngày Tết của người Hà Nội đầu thập niên 1940. Những ghi chép thú vị về phong tục, tập quán, lễ hội, cảnh sắc... miền Bắc Việt Nam, trong đó điểm nhấn là Hà Nội đã được bà mô tả trong ký sự “Bắc Kỳ - Phong cảnh và ấn tượng” (Tonkin - Paysages et impressions). Cuốn sách được PGS.TS Đặng Anh Đào và Hoàng Thanh Thủy dịch (NXB Kim Đồng, 2022).

2 phút

2 phút

Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) với sự tham gia của 7 thành viên: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - đại diện Quốc tế Cộng sản; đồng chí Trịnh Đình Cửu và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - đại diện Đông Dương cộng sản đảng; đồng chí Châu Văn Liêm và đồng chí Nguyễn Thiệu - đại diện An Nam Cộng sản đảng; đồng chí Lê Hồng Sơn và đồng chí Hồ Tùng Mậu - đại diện cán bộ lãnh đạo tại hải ngoại. Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản đề ngày 18/2/1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết: Ban Trung ương lâm thời gồm có 7 ủy viên chính thức.

4 phút

4 phút

Bài viết đề xuất

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0